Nghiên cứu tỉ lệ, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid máu tại Bệnh viện Quân y 175
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid máu tại Bệnh viện Quân y 175. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 201 bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid máu khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 01/2019 đến tháng 7/2020. Xác định tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có sử dụng máy fibroScan và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh này. Kết quả: Tỷ lệ nữ/nam: 1,16:1, với tuổi trung bình 61,33 ± 11,22. Đa số bệnh nhân có thừa cân, béo phì (61,19%); 54,23% bệnh nhân có tăng huyết áp; 46,77% bệnh nhân có đái tháo đường típ 2. Đa số các bệnh nhân đều không có triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh gan. Trên xét nghiệm tăng triglycerid và tăng enzym GGT chiếm tỷ lệ cao (78,11% và 47,76%). Tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid máu là 80,6%, với các mức độ nhẹ (S1), vừa (S2), nặng (S3) lần lượt là 35,80%, 30,86%, 33,34%, tỷ lệ viêm gan nhiễm mỡ chiếm 51,85%. Hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn xơ hóa nhẹ (97,53%). Kết luận: Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu khá thường gặp ở bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid máu, đa số không có triệu chứng với độ nhiễm mỡ và xơ hóa gan mức độ nhẹ.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Ballestri S, Zona S, Targher G, Romagnoli D, Baldelli E, Nascimbeni F, Roverato A, Guaraldi G, Lonardo A (2016) Nonalcoholic fatty liver disease is associated with an almost twofold increased risk of incident type 2 diabetes and metabolic syndrome. Evidence from a systematic review and meta-analysis. J Gastroenterol Hepatol 31(5): 936-944.
3. Castera L, Forns X, Alberti A (2008) Non-invasive evaluation of liver fibrosis using transient elastography. J Hepatol 48(5): 835-847.
4. Chalasani N, Younossi Z, Lavine JE, Charlton M, Cusi K, Rinella M, Harrison SA, Brunt EM, Sanyal AJ (2018) The diagnosis and management of nonalcoholic fatty liver disease: Practice guidance from the American Association for the Study of Liver Diseases. Hepatology 67(1): 328-357.
5. Fabrellas N, Hernández R, Graupera I, Solà E, Ramos P, Martín N, Sáez G, Simón C, Pérez A, Graell T, Larrañaga A, Garcia M, de la Arada A, Juanola A, Coiduras A, Duaso I, Casado A, Martin J, Ginès M, Moreno N, Gema Perez A, Marti L, Bernat M, Sola M, Olivé C, Solé C, Ginès P (2018) Prevalence of hepatic steatosis as assessed by controlled attenuation parameter (CAP) in subjects with metabolic risk factors in primary care. A population-based study PLoS One 13(9): 0200656.
6. Hu YY, Dong NL, Qu Q, Zhao XF, Yang HJ (2018) The correlation between controlled attenuation parameter and metabolic syndrome and its components in middle-aged and elderly nonalcoholic fatty liver disease patients. Medicine (Baltimore) 97(43): 12931.
7. Katsiki N, Mikhailidis DP, Mantzoros CS (2016) Non-alcoholic fatty liver disease and dyslipidemia: An update. Metabolism 65(8): 1109-1123.
8. Leoni S, Tovoli F, Napoli L, Serio I, Ferri S, Bolondi L (2018) Current guidelines for the management of non-alcoholic fatty liver disease: A systematic review with comparative analysis. World J Gastroenterol 24(30): 3361-3373.
9. Lin YJ, Lin CH, Wang ST, Lin SY, Chang SS (2019) Noninvasive and convenient screening of metabolic syndrome using the controlled attenuation parameter technology: An evaluation based on self-paid health examination participants. Journal of Clinical Medicine 8(11): 1775.
10. Long Y, Zeng F, Shi J, Tian H, Chen T (2014) Gamma-glutamyltransferase predicts increased risk of mortality: A systematic review and meta-analysis of prospective observational studies. Free Radical Research 48(6): 716-728.
11. Méndez-Sánchez N, Cerda-Reyes E, Higuera-de-la-Tijera F, Salas-García AK, Cabrera-Palma S, Cabrera-Álvarez G, Cortez-Hernández C, Pérez-Arredondo LA, Purón-González E, Coronado-Alejandro E, Panduro A, Rodríguez-Hernández H, Cruz-Ramón VC, Valencia-Rodríguez A, Qi X, Hamdan-Pérez N, Aguilar-Olivos NE, Barranco-Fragoso B, Ramírez-Pérez O, Vera-Barajas A (2020) Dyslipidemia as a risk factor for liver fibrosis progression in a multicentric population with non-alcoholic steatohepatitis. F1000Res 9: 56.
12. Singh Shivaram P et al (2017) Prevalence and risk factors for dyslipidemia in patients with non-alcoholic fatty liver disease (NAFLD). Journal of Clinical and Experimental Hepatology 7: 35-36.
13. Targher G, Byrne CD, Lonardo A, Zoppini G, Barbui C (2016) Non-alcoholic fatty liver disease and risk of incident cardiovascular disease: A meta-analysis. J Hepatol 65(3): 589-600.
14. Wilkinson IB, Prasad K, Hall IR, Thomas A, MacCallum H, Webb DJ, Frenneaux MP, Cockcroft JR (2002) Increased central pulse pressure and augmentation index in subjects with hypercholesterolemia. Journal of the American College of Cardiology 39(6): 1005-1011.
15. Younossi ZM, Koenig AB, Abdelatif D, Fazel Y, Henry L, Wymer M (2016) Global epidemiology of nonalcoholic fatty liver disease-Meta-analytic assessment of prevalence, incidence, and outcomes. Hepatology 64(1): 73-84.
16. Zhang QQ, Lu LG (2015) Nonalcoholic fatty liver disease: dyslipidemia, risk for cardiovascular complications, and treatment strategy. J Clin Transl Hepatol 3(1): 78-84.