Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân suy thận tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

  • Tô Lý Cường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Thuỷ Trúc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trần Ngọc Phương Minh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đặng Nguyễn Đoan Trang Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Suy thận, kháng sinh, hiệu chỉnh liều

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân suy thận, đánh giá tính hợp lý về liều dùng kháng sinh, khảo sát hiệu quả điều trị và độc tính trên thận trong sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân suy thận tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (BV ĐHYD TPHCM). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 372 bệnh nhân được chẩn đoán suy thận và dùng ít nhất một loại kháng sinh được đào thải qua thận tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM từ 3/2021 đến 12/2021. Sự phù hợp về liều của việc sử dụng kháng sinh được đánh giá dựa trên tờ hướng dẫn của nhà sản xuất, Uptodate 2021 và Sanford Guide 2021. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 372 bệnh nhân có tuổi trung vị là 77 (67-85) tuổi, nữ giới chiếm 57,0%. β-lactam (84,4%) và fluoroquinolon (41,4%) là hai nhóm kháng sinh được chỉ định nhiều nhất. Tỷ lệ hợp lý chung sau cùng về liều là 66,7%. Giới tính nam (OR: 1,735; 95%CI: 1,087-2,768, p=0,021), thể trạng béo phì (OR: 4,308; 95%CI: 1,168-15,884, p=0,028), bệnh nhân được chỉ định fosfomycin (OR: 0,187; 95%CI: 0,075-0,466, p<0,001) và bệnh nhân được chỉ định nhóm glycopeptid (OR: 0,387; 95%CI: 0,205-0,730, p=0,003) là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến hợp lý chung sau cùng. Tỷ lệ điều trị thành công là 86,6% và tỷ lệ phát sinh độc tính trên thận được ghi nhận trên 7,5% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tăng cường hiệu chỉnh liều kháng sinh phù hợp trên bệnh nhân suy thận.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bindroo S, Quintanilla Rodriguez BS, Challa HJ (2022) Renal failure. (Cập nhật 08/08/2022). StatPearls Publishing; https://www.ncbi.nlm.nih. gov/ books/NBK519012/.
2. Long CL, Raebel MA, Price DW et al (2004) Compliance with dosing guidelines in patients with chronic kidney disease. Annals of Pharmacotherapy 38(5): 853-858.
3. Prajapati A, Ganguly B (2013) Appropriateness of drug dose and frequency in patients with renal dysfunction in a tertiary care hospital: A cross-sectional study. Journal of pharmacy & bioallied sciences 5(2): 136-140.
4. Chahine B (2021) Antibiotic dosing adjustments in hospitalized patients with chronic kidney disease: a retrospective chart review. Int Urol Nephrol, 54(1): 157-163.
5. Lưu Quang Huy, Nguyễn Mai Hoa, Cẩn Tuyết Nga và cộng sự (2018) Đặc điểm hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học lâm sàng (101), tr. 97-104.
6. Onyango MA, Okalebo FA, Nyamu DG et al (2014), Determinants of Appropriate Antibiotic Dosing in Patients with Chronic Kidney Disease in a Kenyan Referral Hospital. African Journal of Pharmacology and Therapeutics. 3(1): 19-28.
7. Vondracek SF, Teitelbaum I, Kiser TH (2021) Principles of kidney pharmacotherapy for the nephrologist: Core curriculum 2021. American Journal of Kidney Diseases 78(3) :442-458.
8. Filippone EJ, Kraft WK, Farber JL (2017) The nephrotoxicity of vancomycin. Clinical Pharmacology Therapeutics 102(3): 459-469.
9. Tuon FF, Rigatto MH, Lopes CK et al (2014) Risk factors for acute kidney injury in patients treated with polymyxin B or colistin methanesulfonate sodium. International journal of antimicrobial agents 43(4): 349-352.