Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm đường mật cấp và viêm túi mật cấp tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị viêm đường mật cấp, viêm túi mật cấp tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên cơ sở dữ liệu của 50 bệnh nhân viêm đường mật cấp và 65 bệnh nhân viêm túi mật cấp điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/03/2022. Kết quả: Tỷ lệ cấy vi sinh của mẫu nghiên cứu là 36,5%. Vi khuẩn phân lập phổ biến nhất là Escherichia coli (33,3%) và Klebsiella pneumoniae (33,3%). Hầu hết bệnh nhân được chỉ định kháng sinh điều trị (94,8%). Kháng sinh kinh nghiệm phổ biến nhất là metronidazole (60,6%), cephalosporin (47,7%). Đa số bệnh nhân được dùng phối hợp 2 kháng sinh (61,5%), chủ yếu là phối hợp metronidazole với beta-lactam (60,6%). Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định phối hợp metronidazole với một kháng sinh đã có phổ trên vi khuẩn kỵ khí khá cao (40,4%). Tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn kháng sinh khi xuất viện là 68,8% với cefixime chiếm đa số (61,4%). Kết luận: Tỷ lệ cấy vi sinh trên bệnh nhân viêm đường mật cấp, viêm túi mật cấp còn thấp. Đa số bệnh nhân được chỉ định phối hợp 2 kháng sinh. Cần tăng cường công tác thông tin thuốc tại bệnh viện để ngăn ngừa phối hợp metronidazole không cần thiết.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Mayumi T, Okamoto K, Takada T et al (2018) Tokyo Guidelines 2018: Management bundles for acute cholangitis and cholecystitis. Journal of Hepato-Biliary-Pancreatic Sciences 25(1): 96-100.
3. Gomi H, Solomkin JS, Schlossberg D et al (2018) Tokyo Guidelines 2018: Antimicrobial therapy for acute cholangitis and cholecystitis. J Hepatobiliary Pancreat Sci 25(1): 3-16.
4. Giles AE, Godzisz S, Nenshi R et al (2020) Diagnosis and management of acute cholecystitis: A single-centre audit of guideline adherence and patient outcomes. Can J Surg 63(3): 241-249.
5. Murata A, Matsuda S, Kuwabara K et al (2011) Evaluation of compliance with the Tokyo Guidelines for the management of acute cholangitis based on the Japanese administrative database associated with the Diagnosis Procedure Combination system. J Hepatobiliary Pancreat Sci 18(1): 53-59.
6. Kiriyama S, Kozaka K, Takada T et al (2018) Tokyo Guidelines 2018: diagnostic criteria and severity grading of acute cholangitis (with videos). J Hepatobiliary Pancreat Sci 25(1): 17-30.
7. Yokoe M, Hata J, Takada T et al (2018) Tokyo Guidelines 2018: diagnostic criteria and severity grading of acute cholecystitis (with videos). J Hepatobiliary Pancreat Sci 25(1): 41-54.
8. Kimura Y, Takada T, Kawarada Y et al (2007) Definitions, pathophysiology, and epidemiology of acute cholangitis and cholecystitis: Tokyo Guidelines. J Hepatobiliary Pancreat Surg 14(1):15-26.
9. Shaffer EA (2006) Epidemiology of gallbladder stone disease. Best Practice & Research Clinical Gastroenterology 20(6): 981-996.
10. Suh SW, Choi YS, Choi SH et al (2021) Antibiotic selection based on microbiology and resistance profiles of bile from gallbladder of patients with acute cholecystitis. Sci Rep 11(1): 2969.
11. Kimura Y, Takada T, Strasberg SM et al (2013) TG13 current terminology, etiology, and epidemiology of acute cholangitis and cholecystitis. Journal of Hepato-Biliary-Pancreatic Sciences 20(1): 8-23.
12. Kwon JS, Han J, Kim TW et al (2014) Changes in causative pathogens of acute cholangitis and their antimicrobial susceptibility over a period of 6 years. Korean J Gastroenterol 63(5): 299-307.
13. Shenoy SM, Shenoy S, Gopal S et al (2014) Clinicomicrobiological analysis of patients with cholangitis. Indian J Med Microbiol 32(2): 157-160.
14. The Sanford Guide: 51st edition (2022) Antimicrobial Therapy.