Mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân vảy nến điều trị bằng thuốc sinh học so với điều trị bằng các phương pháp thông thường tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

  • Nguyễn Trọng Hào
  • Phạm Thị Uyển Nhi

Main Article Content

Keywords

Vảy nến, thuốc sinh học, chất lượng cuộc sống

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân vảy nến điều trị bằng thuốc sinh học với bệnh nhân điều trị bằng các phương pháp thông thường khác. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích, so sánh mức độ cải thiện ở hai nhóm. Nhóm 1 có 31 bệnh nhân sử dụng thuốc sinh học bao gồm secukinumab và ustekinumab. Nhóm 2 có 31 bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc thoa hoặc thuốc uống cổ điển. Theo dõi chỉ số chất lượng cuộc sống ở 2 nhóm tại 3 thời điểm: Đánh giá ban đầu, sau 1 tháng và sau 3 tháng điều trị. Sử dụng bảng đánh giá chất lượng cuộc sống (DLQI) gồm 10 câu hỏi đánh giá ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe thể chất, công việc, sinh hoạt từ mức độ không ảnh hưởng đến ảnh hưởng rất nhiều (từ 0 - 3 điểm cho mỗi câu hỏi) được chuẩn hóa tiếng Việt. Kết quả: Nhóm 1 và nhóm 2 có tuổi, giới, nghề nghiệp, tuổi khởi phát, BMI tương đồng nhau. Chỉ số PASI nhóm 1 là 27,19 ± 9,54 cao hơn nhóm 2 (16,42 ± 7,76), khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tại thời điểm T1 và T3 chỉ số PASI ở nhóm 1 cải thiện đáng kể so với nhóm 2 và sự khác biệt ở hai nhóm đều có ý nghĩa thống kê. Mối tương quan giữa DLQI và PASI ở nhóm 1 có ý nghĩa thống kê tại T0 (p=0,02) và T3 (p<0,0001). DLQI ở T0 của nhóm 1 (20,65 ± 6,41) cao hơn nhóm 2 (9,55 ± 6,45) (p<0,001). Tại T1 và T3, nhóm 2 có chỉ số DLQI gần như không thay đổi, trong khi đó DLQI nhóm 1 giảm nhiều, lần lượt là 9,48 ± 4,22, 3,97 ± 3,23 và khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân vảy nến được điều trị bằng thuốc sinh học cải thiện chất lượng cuộc sống nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân được điều trị bằng các phương pháp thông thường khác.


Từ khóa: Vảy nến, thuốc sinh học, chất lượng cuộc sống.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Foundation NP [cited March 1, 2020; Available from: https://www. psoriasis.org/ cure_ known_statistics.
2. Rapp SR et al (1999) Psoriasis causes as much disability as other major medical diseases. J Am Acad Dermatol 41(3-1): 401-407.
3. Takeshita J et al (2017) Psoriasis and comorbid diseases: Epidemiology. J Am Acad Dermatol 76(3): 377-390.
4. Korte J et al (2004) Quality of life in patients with psoriasis: A systematic literature review. J Investig Dermatol Symp Proc 9(2): 140-147.
5. Finlay AY, Khan GK (1994) Dermatology Life Quality Index (DLQI)-a simple practical measure for routine clinical use. Clin Exp Dermatol 19(3): 210-216.
6. Hagg D et al (2015) Decision for biological treatment in real life is more strongly associated with the Psoriasis Area and Severity Index (PASI) than with the Dermatology Life Quality Index (DLQI). J Eur Acad Dermatol Venereol 29(3): 452-456.
7. Poor AK et al (2018) Is the DLQI appropriate for medical decision-making in psoriasis patients? Arch Dermatol Res 310(1): 47-55.
8. Ali FM et al (2017) A systematic review of the use of quality-of-life instruments in randomized controlled trials for psoriasis. Br J Dermatol 176(3): 577-593.
9. Hjuler KF, Iversen L, Rasmussen MK, Kofoed K, Skov L, Zachariae (2019) Localisation of treatment-resistant areas in patients on biologics. Br J Dermatol. 181(2): 332-337.
10. Leman J et al (2019) The real world impact of adalimumab on quality of life and the physical and psychological effects of moderate-to-severe psoriasis: A UK prospective, multicenter, observational study. J Dermatolog Treat 21: 1-34.