Một số đặc điểm và mối tương quan giữa hình ảnh cắt lớp vi tính với mô bệnh học của viêm mũi xoang mạn tính có polyp

  • Quản Thành Nam Bệnh viện Quân y 103
  • Nghiêm Đức Thuận Bệnh viện Quân y 103-Học viện Quân y
  • Nguyễn Thị Huyền Học viện Chính trị
  • Nguyễn Thị Hòa Học viện Chính trị

Main Article Content

Keywords

Cắt lớp vi tính, mô bệnh học, viêm mũi xoang mạn tính có polyp

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm của polyp mũi xoang trên cắt lớp vi tính và mô bệnh học của polyp mũi xoang, đánh giá mối tương quan giữa hình ảnh cắt lớp vi tính với mô bệnh học của viêm mũi xoang mạn tính có polyp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả từng trường hợp trên 20 bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang có polyp mũi tại Khoa Tai Mũi Họng- Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3/2022 đến tháng 10/2022. Kết quả: 20 bệnh nhân viêm mũi xoang có polyp, trên cắt lớp vi tính thấy polyp trong hốc mũi 13/20 (65%), polyp trong xoang 4/20 (20%), polyp từ xoang hàm phát triển ra ngách giữa và cửa mũi sau 2/20 (10%). PLMX làm biến đổi xương trong một số trường hợp với biểu hiện mỏng vách xương 7/20 (35%), vôi hóa vách xương 2/20 (10%). Viêm xoang hàm nhiều nhất (100%). Điểm Lund- Mackay của PLMX 5,65 ± 1,87. Số lượng tế bào Eosinophil/HPF 79,45 ± 117,47; độ dày lớp biểu mô niêm mạc 65,99 ± 37,45µm. Tế bào tuyến 76-100% chiếm tỷ lệ cao nhất 65%; dị sản vảy chiếm 35%; mô đệm phù liên tục chiếm tỷ lệ cao nhất 50%; mô đệm xơ chiếm 55%. Mức độ viêm trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 45%. Kết luận: Cùng với cắt lớp vi tính, mô bệnh học cung cấp những đặc điểm của tế bào và mô đệm niêm mạc mũi xoang, từ đó có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bachert C, Bhattacharyya N, Desrosiers M et al (2021) Burden of disease in chronic rhinosinusitis with nasal polyps. J Asthma Allergy 14: 127-134.
2. Soler ZM, Sauer D, Mace J et al (2010) Impact of mucosal eosinophilia and nasal polyposis on quality-of-life outcomes after sinus surgery. Otolaryngol Head Neck Surg 142(1): 64-71.
3. Ryan WR, Ramachandra T, Hwang PH (2011) Correlations between symptoms, nasal endoscopy, and in-office computed tomography in post-surgical chronic rhinosinusitis patients. Laryngoscope 121(3): 674-678.
4. Võ Thanh Quang (2004) Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa xoang mạn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mũi-xoang. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Amine M, Lininger L, Fargo KN, et al (2013) Outcomes of endoscopy and computed tomography in patients with chronic rhinosinusitis. Int Forum Allergy Rhinol 3(1): 73-79.
6. Bhattacharyya N, Fried MP (2003) The accuracy of computed tomography in the diagnosis of chronic rhinosinusitis. Laryngoscope 113(1): 125-129.
7. Aslan F, Altun E, Paksoy S et al (2017) Could Eosinophilia predict clinical severity in nasal polyps? Multidiscip Respir Med 12: 21.
8. Pokharel M, Karki S, Shrestha BL et al (2013) Correlations between symptoms, nasal endoscopy computed tomography and surgical findings in patients with chronic rhinosinusitis. Kathmandu Univ Med J (KUMJ) 11(43): 201-205.
9. Soler ZM, Sauer DA, Mace J et al (2009) Relationship between clinical measures and histopathologic findings in chronic rhinosinusitis. Otolaryngol Head Neck Surg 141(4): 454-461.
10. Raman Anish, Papagiannopoulos Peter, Kuhar Hannah N et al (2018) Histopathologic Features of Chronic Sinusitis Precipitated by Odontogenic Infection. American Journal of Rhinology & Allergy 33(2): 113-120.