Kết quả sống thêm 3 năm sau xạ trị triệt căn sử dụng kĩ thuật VMAT cho ung thư đầu cổ giai đoạn tại chỗ-tại vùng tại Bệnh viện Vinmec Times City

  • Đoàn Trung Hiệp Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
  • Trần Bá Bách Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
  • Nguyễn Mạnh Hà Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
  • Nguyễn Đình Long Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
  • Dương Văn Nghĩa Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Main Article Content

Keywords

Ung thư đầu cổ, xạ trị, điều biến liều thể tích cung tròn, VMAT

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và độc tính của xạ trị triệt căn sử dụng kĩ thuật xạ trị điều biến thể tích cung tròn (VMAT: Volumetric Modulated Arc Therapy) cho ung thư đầu cổ giai đoạn tại chỗ tại vùng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu thực hiện trên người bệnh được chẩn đoán ung thư đầu cổ (vòm mũi họng, họng miệng, hạ họng, thanh quản) có chỉ định xạ trị triệt căn từ tháng 1/2015 đến tháng 11/2022. Các bệnh nhân được xạ trị bằng kĩ thuật VMAT, liều triệt căn (66-70Gy), trong 33-35 phân liều 2Gy. Kết quả điều trị bao gồm đáp ứng, sống thêm và độc tính điều trị được ghi nhận. Kết quả: 40 bệnh nhân với tuổi trung bình 59,3, tỷ lệ nam/nữ là 2,3. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm họng, họng miệng và hạ họng-thanh quản lần lượt là 67,5%, 7,5% và 25%; phân bố theo giai đoạn I-II, III, IV lần lượt là 20%, 37,5% và 42,5%. 100% bệnh nhân hoàn thành được chu kì xạ trị triệt căn (66-70Gy). Tỷ lệ đáp ứng điều trị là 90%, trong đó đáp ứng hoàn toàn đạt 62,5%. Sau thời gian theo dõi trung bình 33,1 tháng (5,3-73,5 tháng), tỷ lệ sống thêm toàn bộ (OS) và sống thêm không tiến triển (PFS) 3 năm lần lượt là 88,6% và 86,6%. Độc tính cấp liên quan điều trị đa số ở độ 1-2, độc tính độ 3 bao gồm viêm da vùng xạ (7,5%) và viêm niêm mạc miệng (20%). Các tác dụng phụ muộn thường gặp nhất là khô miệng (75%) và rối loạn chức năng nuốt (45%), đều ở độ nhẹ. Kết luận: Xạ trị triệt căn điều biến thể tích cung tròn (VMAT) ung thư đầu cổ cho hiệu quả lâm sàng cao, độc tính và biến chứng muộn sau điều trị chấp nhận được. Nên coi VMAT là kĩ thuật điều trị tiêu chuẩn cho bệnh lý ung thư vùng đầu cổ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL et al (2021) Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 71(3): 209-249.
2. Bùi Sơn Hải và Ngô Thanh Tùng (2021) Kết quả hoá xạ trị (IMRT) đồng thời ung thư thanh quản giai đoạn III-IV tại Bệnh viện K. Tạp chí Y học Việt Nam, accessed: 26/02/2023.
3. Phạm Tiến Chung (2018) Nghiên cứu phác đồ hoá xạ trị đồng thời có hoá trị trước cho Ung thư vòm mũi họng giai đoạn N2,3 M0 tại Bệnh viện K. Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Zhang Y, Xu B, và Liu X (2020) The association of alcohol and tobacco use with the risk of head and neck cancer: A case-control study in high-incidence area. J Cancer Res Ther.
5. Phạm Thị Hoàng Anh, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự (2018) Distribution of head and neck cancer in Vietnam: A single centre study. Asian Pac J Cancer Prev, 19(3).
6. Hoàng Đào Chinh (2022) Đánh giá kết quả hoá xạ trị đồng thời sử dụng kĩ thuật điều biến liều và hoá chất bổ trợ trong ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IVB. Luận văn Tiến sĩ Y Học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Nishimura Y, Ishikura S, Shibata T et al (2020) A phase II study of adaptive two-step intensity-modulated radiation therapy (IMRT) with chemotherapy for loco-regionally advanced nasopharyngeal cancer (JCOG1015). Int J Clin Oncol 25(7): 1250-1259.
8. Franzese C, Fogliata A, Clerici E et al (2015) Toxicity profile and early clinical outcome for advanced head and neck cancer patients treated with simultaneous integrated boost and volumetric modulated arc therapy. Radiat Oncol 10(1): 224.
9. Vanetti E, Clivio A, Nicolini G et al (2009) Volumetric modulated arc radiotherapy for carcinomas of the oro-pharynx, hypo-pharynx and larynx: a treatment planning comparison with fixed field IMRT. Radiother Oncol 92(1): 111–117.
10. Verbakel WFAR, Cuijpers JP, Hoffmans D et al (2009) Volumetric intensity-modulated arc therapy vs. conventional IMRT in head-and-neck cancer: A comparative planning and dosimetric study. Int J Radiat Oncol Biol Phys 74(1): 252–259.
11. Chen BB, Huang SM, Xiao WW et al (2018) Prospective matched study on comparison of volumetric-modulated arc therapy and intensity-modulated radiotherapy for nasopharyngeal carcinoma: dosimetry, delivery efficiency and outcomes. J Cancer 9(6): 978-986.
12. Huang TL, Tsai MH, Chuang HC et al (2020) Quality of life and survival outcome for patients with nasopharyngeal carcinoma treated by volumetric-modulated arc therapy versus intensity-modulated radiotherapy. Radiat Oncol 15(1): 84.
13. Arora A, Purohit R, chigurupalli K et al (2022) Comparison of Sequential Boost and simultaneous integrated boost volumetric modulated arc therapy in treatment of head and neck carcinoma: A prospective interventional study. J Clin Diagn Res.
14. Kubo K, Murakami Y, Kenjo M et al (2020) Long-term outcomes of induction chemotherapy followed by chemoradiotherapy using volumetric-modulated arc therapy as an organ preservation approach in patients with stage IVA-B oropharyngeal or hypopharyngeal cancers. J Radiat Res (Tokyo) 61(4): 554-562.
15. Guo R, Tang LL, Mao YP et al (2015) Clinical outcomes of volume-modulated Arc therapy in 205 patients with nasopharyngeal carcinoma: An analysis of survival and treatment toxicities. PloS One 10(7): 0129679.