Đánh giá hiệu quả neo chặn và kiểm soát chiều đứng của Mini-implant trên bệnh nhân sai khớp cắn loại II xương có nhổ răng hàm nhỏ

  • Trần Thị Kim Liên Bệnh viện Quân Y 103
  • Võ Thị Thúy Hồng Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
  • Phạm Thị Thu Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sai khớp cắn loại II, chiều đứng khuôn mặt, miniimplant, neo chặn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả neo chặn và kiểm soát chiều đứng trên bệnh nhân sai khớp cắn loại II có chỉ định nhổ răng hàm nhỏ trên ba nhóm bệnh nhân góc hàm đóng, góc hàm mở và góc hàm trung bình. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả dựa trên phim sọ nghiêng trước và sau điều trị của 69 bệnh nhân (15 nam, 54 nữ) sai khớp cắn loại II xương có nhổ răng hàm nhỏ tại Khoa Nắn chỉnh của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội đến tháng 09/2022. Kết quả: Tuổi trung bình là 24,5, nhóm góc hàm đóng 12 bệnh nhân, nhóm góc hàm mở 27 bệnh nhân, nhóm góc hàm trung bình 30 bệnh nhân, đặc điểm trước điều trị của ba nhóm góc hàm tương tự nhau khác nhau chủ yếu ở chiều đứng khuôn mặt qua các chỉ số góc xương hàm dưới và nền sọ (nhóm góc hàm đóng 25,17° ± 2,65°, nhóm góc hàm mở: 40,22° ± 2,24°, nhóm góc hàm trung bình: 33,92 ± 2,14°). Hiệu quả neo chặn trên ba nhóm góc hàm tương tự nhau răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và hàm dưới di gần ít và không có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sau điều trị, trên bệnh nhân góc hàm đóng GoGnSN tăng 2,17° ± 2,75°, nhóm góc hàm mở GoGnSN giảm -1,05° ± 1,61°, nhóm góc hàm trung bình GoGnSN ít thay đổi. Kết luận: Miniimplant có hiệu quả tốt tạo neo chặn tối đa trong các trường hợp nhổ răng điều trị sai khớp cắn loại II. Miniimplant còn có khả năng kiểm soát chiều đứng qua kiểm soát trục dọc của răng hàm lớn và răng cửa làm xoay xương hàm dưới và thay đổi chiều cao tầng mặt dưới (với nhóm góc hàm đóng răng hàm lớn được làm trồi, răng cửa được đánh lún GoGnSn tăng, ANS-Me tăng với nhóm góc hàm mở răng hàm lớn được đánh lún, răng cửa được làm trồi, GoGnSN giảm, ANS-Me giảm, với nhóm góc hàm trung bình vị trí răng hàm lớn và răng cửa hầu như ít thay đổi và góc hàm dưới và chiều cao tầng mặt dưới hầu như không thay đổi sau điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hùng Hiệp (2021) Nghiên cứu một số chỉ số đầu mặt ở trẻ em Việt Nam 12 tuổi để ứng dụng trong điều trị y học. Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
2. Đặng Thị Thu Hương (2020) Nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng và các yếu tố liên quan trong đối tượng học sinh từ 12-15 tuổi tại Hà Nội. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Olkun HK, Borzabadi-Farahani A, Uçkan SJIJoER, Health P (2019) Orthognathic surgery treatment need in a Turkish adult population: a retrospective study. Int J Environ Res Public Health 16(11): 1881. doi: 10.3390/ijerph16111881.
4. Rogers K, Campbell PM, Tadlock L, Schneiderman E, Buschang PHJTAO (2018) Treatment changes of hypo-and hyperdivergent Class II Herbst patients. Angle Orthod 88(1): 3-9
5. Liu Y, Yang Zj, Zhou J et al (2020) Comparison of anchorage efficiency of orthodontic mini-implant and conventional anchorage reinforcement in patients requiring maximum orthodontic anchorage: a systematic review and meta-analysis. Journal of Evidence Based Dental Practice 20(2): 101401
6. Sung S-J, Jang G-W, Chun Y-S, Moon Y-SJAJoO, Orthopedics D (2010) Effective en-masse retraction design with orthodontic mini-implant anchorage: a finite element analysis. Am J Orthod Dentofacial Orthop 137(5): 648-657. doi: 10.1016/j.ajodo.2008.06.036.
7. Upadhyay M, Nanda R (2020) Biomechanics principles in mini-implant driven orthodontics. In book: Temporary Anchorage Devices in Orthodontics: 3-20. DOI:10.1016/B978-0-323-60933-3.00001-6.