Kết quả ứng dụng chuỗi xung khuếch tán cộng hưởng từ trong chẩn đoán nhồi máu não

  • Hoàng Đình Âu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Doãn Văn Ngọc Trường đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Khuếch tán, nhồi máu não, cộng hưởng từ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá việc ứng dụng chuỗi xung cộng hưởng từ (CHT) khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não (NMN). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 61 bệnh nhân NMN được chụp CHT não- mạch não với chuỗi xung khuếch tán tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Tuổi trung bình là 66,3 ± 10,7, thấp nhất là 43, cao nhất là 91. Tỷ lệ nam/nữ là 1,8/1. Thời gian trung bình từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi chụp CHT 23,1 ± 22,9 giờ. Chụp CHT trong khoảng từ 6-24 giờ chiếm 45,9%. Tổn thương nhồi máu trên lều tiểu não là 88,5%. Thể tích trung bình ổ NMN là 21,2 ± 40,2cm3. Tỷ lệ phát hiện ổ NMN có thể tích ≤ 1cm3 là 85,7%, trên 1cm3 là 100%. Tỷ lệ tăng tín hiệu trên ảnh DWI trước 6 giờ là 90,9%, từ 6-24 giờ là 96,7%, sau 24 giờ là 100%. Tỷ lệ phát hiện NMN trên chuỗi xung T1W và T2W trước 6 giờ lần lượt là 36,4% và 39,3%. Tỷ lệ phát hiện NMN trên chuỗi xung FLAIR trước 6 giờ là 54,5%, từ 6-24 giờ là 89,3%, sau 24 giờ là 81,2%. Tỷ lệ bất thường mạch máu trên chuỗi xung TOF là 52,5%. Độ nhạy chung, trước 6 giờ, sau 24 giờ của chuỗi xung DWI để phát hiện nhồi máu não lần lượt là 96,7%, 90,9% và 100%. Kết luận: Chuỗi xung DWI có giá trị cao nhất trong số các chuỗi xung CHT để chẩn đoán nhồi máu não cấp, đặc biệt ở giai đoạn tối cấp (trước 6 giờ). Vì vậy, chúng tôi có khuyến cáo nên chụp cộng hưởng từ DWI sớm cho bệnh nhân có đột quỵ não.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Sacco RL, Kasner SE, Broderick JP et al (2013) An updated definition of stroke for the 21st century: A statement for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke 44(7): 2064-2089. doi:10.1161/STR.0b013e318296aeca.
2. Nguyễn Duy Trinh và cộng sự (2014) Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 1,5Tesla và giá trị các chuỗi xung khuếch tán và tưới máu trong chẩn đoán nhồi máu não cấp. Tạp chí Y học thực hành, tr. 60-64.
3. Mai DT và cộng sự (2012) Đánh giá hiệu quả điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp trong vòng 3 giờ đầu bằng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch alteplase. Luận án tiến sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội.
4. Schellinger P, Thomalla G, Fiehler J et al (2007) MRI-based and CT-based thrombolytic therapy in acute stroke within and beyond established time windows an analysis of 1210 patients. Stroke J Cereb Circ 38: 2640-2645. doi: 10.1161 /STROKEAHA.107.483255.
5. Yoo DR, Im CB, Jun BG et al (2021) Clinical outcomes of endoscopic removal of foreign bodies from the upper gastrointestinal tract. BMC Gastroenterol 21(1): 385. doi: 10.1186/s12876-021-01959-3.
6. Schaefer PW, Barak ER, Kamalian S et al (2008) Quantitative assessment of core/penumbra mismatch in acute stroke: CT and MR perfusion imaging are strongly correlated when sufficient brain volume is imaged. Stroke 39(11): 2986-2992. doi:10.1161/STROKEAHA.107.513358.
7. Nguyễn VL, Võ TTH, Lê QK, Nguyễn TPL, Phan CC, Phạm NH (2020) Khảo sát đặc điểm của nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ thường qui và chụp mạch máu bằng kỹ thuật TOF 3D. Tạp chí Điện Quang học Hạt nhân Việt Nam. 2020;(40):80-86. doi:10.55046/vjrnm.40.205.2020.
8. Simonsen CZ, Madsen MH, Schmitz ML, Mikkelsen IK, Fisher M, Andersen G (2015) Sensitivity of diffusion- and perfusion-weighted imaging for diagnosing acute ischemic stroke is 97.5%. Stroke. 46(1): 98-101. doi:10.1161/STROKEAHA.114.007107