Đánh giá lão khoa toàn diện và tình trạng hậu nhiễm COVID-19 ở bệnh nhân cao tuổi ngoại trú đã nhiễm COVID-19 (5/2022-7/2022)
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ, đặc điểm của các tình trạng hậu nhiễm COVID-19 và đặc điểm lão khoa ở các bệnh nhân cao tuổi ngoại trú đã nhiễm COVID-19. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 05/2022 đến 07/2022, nghiên cứu cắt ngang này thu nhận 316 bệnh nhân (tuổi ≥ 60, tuổi trung bình: 66,8 ± 6,3, nam giới: 26,6%) đến khám tại phòng khám hậu COVID-19 - Bệnh viện Đại Học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập các đặc điểm dịch tễ, bệnh đồng mắc, vấn đề lão khoa và tình trạng hậu nhiễm COVID-19. Kết quả: Có 276/316 bệnh nhân (87,3%) có bất kỳ tình trạng hậu nhiễm COVID-19, bao gồm mệt mỏi (65,5%), rối loạn tập trung (10,1%), đau đầu (31,0%), rụng tóc (4,1%), khó thở (17,7%), yếu cơ chi dưới (20,9%) và giảm hoạt động thể lực (26,6%). Trong đánh giá lão khoa, tỉ lệ giới hạn ADL, giới hạn IADL, trầm cảm, suy yếu, giảm chất lượng giấc ngủ, sợ té ngã lần lượt là 1,9%, 13,6%, 22,2%, 11,4%, 64,2% và 43,0%. Tăng huyết áp, đái tháo đường và thoái hóa khớp là 3 bệnh thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận một tỉ lệ đáng kể của các tình trạng hậu nhiễm COVID-19 ở các bệnh nhân cao tuổi ngoại trú và mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Zerah L, Baudouin É, Pépin M et al (2021) Clinical Characteristics and Outcomes of 821 Older Patients With SARS-Cov-2 Infection Admitted to Acute Care Geriatric Wards. The journals of gerontology Series A, Biological sciences and medical sciences. 76(3): 4-12. doi: 10.1093/gerona/glaa210.
3. Ellis G, Whitehead MA, O'Neill D, Langhorne P, Robinson D (2011) Comprehensive geriatric assessment for older adults admitted to hospital. Cochrane Database Syst Rev (7):Cd006211. doi: 10.1002/14651858.CD006211.pub2.
4. Williamson EJ, Walker AJ, Bhaskaran K et al (2020) Factors associated with COVID-19-related death using OpenSAFELY. Nature. 584(7821): 430-436. doi: 10.1038/s41586-020-2521-4.
5. Domenico Azzolino MC (2022) Fatigue in the COVID-19 pandemic. The Lancet Healthy Longev. 3(3): 128-129. doi: doi.org/10.1016/S2666-7568(22)00029-0
6. Cabrera Martimbianco AL, Pacheco RL, Bagattini ÂM, Riera R (2021) Frequency, signs and symptoms, and criteria adopted for long COVID-19: A systematic review. International Journal of Clinical Practice. 75(10): 14357. doi:doi.org/10.1111/ijcp.14357
7. Mendelson M, Nel J, Blumberg L, et al (2021) Long-COVID: An evolving problem with an extensive impact. SAMJ: South African Medical Journal 111: 10-12.
8. Lopez-Leon S, Wegman-Ostrosky T, Perelman C, et al (2021) More than 50 long-term effects of COVID-19: A systematic review and meta-analysis. Sci Rep. 11(1): 16144. doi: 10.1038/s41598-021-95565-8.
9. Carfì A, Bernabei R, Landi F (2020) Persistent symptoms in patients after acute COVID-19. Jama 324(6): 603-605. doi:10.1001/jama.2020.12603.
10. Barer D (2011) Review: Inpatient comprehensive geriatric assessment improves the likelihood of living at home at 12 months. Annals of Internal Medicine. 155(12): 6-2. doi:10.7326/0003-4819-155-12-201112200-02002.