Mô tả đặc điểm về kích thước mạch máu ngoại vi một số bộ phận gà ta tươi tại Khoa Y học thực nghiệm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Vũ Mạnh Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Mô hình đào tạo vi phẫu mạch máu thực nghiệm, gà, mạch máu

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm kích thước mạch máu ngoại vi của gà ta tươi ứng dụng làm các mô hình đào tạo vi phẫu mạch máu thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, các bộ phận gà ta tươi, được bảo quản lạnh gồm: Cổ gà, cánh gà, đùi gà, chân gà, mỗi bộ phận gồm 31 cái. Các mạch máu được đánh giá đường kính ngoài và chiều dài gồm: Động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh, động mạch cánh tay, tĩnh mạch nền, động mạch quay, động mạch trụ, động mạch đùi, tĩnh mạch đùi, động mạch chày, tĩnh mạch chày, động mạch mu chân, tĩnh mạch mu chân. Kết quả: Tổng số 434 mạch máu của 14 loại mạch máu trong 31 cổ gà, 31 cánh gà, 31 đùi gà và 31 chân gà được đánh giá. Trung bình đường kính ngoài của tĩnh mạch đùi là lớn nhất (2,52 ± 0,29mm), nhỏ nhất là động mạch quay (0,74 ± 0,25mm). Trung bình chiều dài mạch máu động mạch cảnh phải là dài nhất (137,03 ± 20,08mm), ngắn nhất là tĩnh mạch nền (46,55 ± 7,57mm). Kết luận: Mô hình gà có nhiều loại mạch máu với các phổ kích thước khác nhau về đường kính ngoài và chiều dài. Có thể ứng dụng mô hình cho đào tạo vi phẫu mạch máu và siêu vi phẫu trên thực nghiệm, phù hợp cho cả học viên mới và học viên kinh nghiệm. Mô hình này dễ tìm, chi phí thấp, học viên có thể thiết lập mô hình ở mọi địa điểm và thời gian để rèn luyện kỹ thuật vi phẫu mạch máu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Creighton FX, Feng AL, Goyal N et al (2017) Chicken thigh microvascular training model improves resident surgical skills. Laryngoscope Investig Otolaryngol 2(6): 471-474.
2. Nam S, Shin H, Kim Y et al (2013) Microsurgical training with porcine thigh infusion model. J reconstr Microsurg 29(05): 303-306.
3. Kang BY, Jeon BJ, Lee KT et al (2017) Comprehensive analysis of chicken vessels as microvascular anastomosis training model. Arch Plast Surg 44(01): 12-18.
4. Koshima I, Yamamoto T, Narushima M et al (2010) Perforator flaps and supermicrosurgery. Clinics in Plastic Surgery 37(4): 683-689.
5. Hayashi K, Hattori Y, Chia D et al (2018) A supermicrosurgery training model using the chicken mid and lower wing. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery: 71.
6. Colpan ME, Slavin KV, Amin-Hanjani S et al (2008) Microvascular anastomosis training model based on a Turkey neck with perfused arteries. Neurosurgery 62(5-2): ONS407-410; discussion ONS410-411.
7. Kim BJ, Kim ST, Jeong YG et al (2013) An efficient microvascular anastomosis training model based on chicken wings and simple instruments. J Cerebrovasc Endovasc Neurosurg 15(1): 20-25.
8. Hino A (2003) Training in microvascular surgery using a chicken wing artery. Neurosurgery 52(6): 1495-1497; discussion 1497-1498.
9. Satterwhite T, Son J, Echo A et al (2013) The chicken foot dorsal vessel as a high-fidelity microsurgery practice model. Plastic and Reconstructive Surgery 131(2): 311e.