Tình trạng nhiễm vi rút và vi khuẩn ở bệnh nhân sau ghép thận năm thứ nhất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (2016-2021)

  • Hồ Trung Hiếu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Tiến Sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Mạnh Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thu Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Nhung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Kim Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Cúc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Quân Vũ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ghép thận, vi rút

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định căn nguyên nhiễm trùng ở bệnh nhân ghép thận trong năm đầu tiên sau ghép tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2016 đến năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu theo dõi dọc trên 71 bệnh nhân ghép thận lần đầu tiên tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 12/2016 đến 5/2022. Bệnh nhân được theo dõi định kỳ tại 5 thời điểm: 1 tháng (T1), 3 tháng (T3), 6 tháng (T6), 9 tháng (T9) và 12 tháng (T12). Kết quả: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn chiếm 38%, trong đó 23,9% nhiễm khuẩn tiết niệu, 8,4% nhiễm khuẩn hô hấp, và 5,6% nhiễm khuẩn tiêu hóa. Nhiễm khuẩn niệu ở tháng thứ 1 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ này ở tháng thứ 3, tháng thứ 6 và tháng thứ 9 sau ghép thận (Mc-Nemar test, p<0,05). Trong số 51 bệnh nhân (71,8%) có nhiễm ít nhất 1 trong 5 loại vi-rút, BKV và JCV (50,7% và 33,8%), CMV (60,6%),  EBV (7,0%),  HSV (4,2%). Tỷ lệ nhiễm vi-rút ở thời điểm tháng thứ 6 sau ghép thận cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các thời điểm tháng 1, tháng 3, và tháng 12 sau ghép thận (Mc-Nemar test, p<0,05). Tỷ lệ nhiễm BKV tại tháng thứ 1 sau ghép thận thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ này ở tháng thứ 6 và tháng thứ 9 sau ghép. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn chiếm 38,0%, trong đó chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu. Nhiễm khuẩn niệu chiếm tỷ lệ cao nhất ở tháng đầu tiên sau ghép. (đưa dòng dưới lên)Tỷ lệ nhiễm CMV, BKV, và JCV của bệnh nhân trong năm đầu tiên sau ghép thận là phổ biến, trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất ở tháng thứ 6 sau ghép.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nakanishi K et al (2018) Three severe cases of viral infections with post-kidney transplantation successfully confirmed by polymerase chain reaction and flow cytometry. Case Rep Nephrol Dial 8(3): 198-206.
2. Nambiar P, Silibovsky R, and Belden KA (2018) Infection in kidney transplantation, in contemporary kidney transplantation, organ and tissue transplantation. Springer International Publishing AG: 307-327.
3. Agrawal A and Ison MG (2021) Long-term infectious complications of kidney transplantation.
4. Hasannia T et al (2016) Active CMV and EBV infections in renal transplant recipients with unexplained fever and elevated serum creatinine. Ren Fail 38(9): 1418-1424.
5. Vanichanan J et al (2018) Common viral infections in kidney transplant recipients. Kidney Res Clin Pract 37(4): 323-337.
6. Velioglu A et al (2021) Incidence and risk factors for urinary tract infections in the first year after renal transplantation. PLoS One 16(5): 0251036.
7. Chadban SJ et al (2020) KDIGO clinical practice guideline on the evaluation and management of candidates for kidney transplantation. Transplantation 104(1): 11-103.
8. Kim JS et al (2020) Epidemiology, risk factors, and clinical impact of early post-transplant infection in older kidney transplant recipients: The Korean organ transplantation registry study 20(1): 519.
9. Saad EJ et al (2020) Infections in the first year after renal transplant. Medicina (B Aires) 80(6): 611-621.
10. Cukuranovic J et al (2012) Viral infection in renal transplant recipients. Scientific World Journal 2012: 820621.
11. Zhang Y, Zhou T, Huang M, Gu G (2020) Prevention of cytomegalovirus infection after solid organ transplantation: a Bayesian network analysis. 19(1): 34.
12. Kamminga S et al (2021) JC and Human polyomavirus 9 after kidney transplantation: An exploratory serological cohort study. J Clin Virol 143: 104944.
13. Kusne S et al (2012) Polyomavirus JC urinary shedding in kidney and liver transplant recipients associated with reduced creatinine clearance. J Infect Dis 206(6): 875-880.