Đánh giá tình trạng đau sau mổ lấy thai dưới gây tê tuỷ sống tại Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng đau của sản phụ sau mổ lấy thai dưới gây tê tuỷ sống và việc sử dụng thuốc giảm đau sau mổ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 115 sản phụ được mổ lấy thai có gây tê tuỷ sống tại Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2020. Kết quả: Tuổi trung bình của sản phụ: 29,0 ± 4,1 năm. Đau nhiều nhất vào ngày đầu tiên với điểm VAS động trung bình tại thời điểm 6 và 24 giờ tương ứng: 5,88 ± 1,35 và 4,7 ± 1,8. Tỷ lệ sản phụ có điểm VAS > 6 tại thời điểm 6 và 24 giờ là tương ứng là 39,1% và 16,5%. Tất cả (100%) các sản phụ được dùng thêm các thuốc giảm đau NSAIDs ở giai đoạn sau mổ, không có trường hợp nào cần giảm đau morphin. Kết luận: Sau mổ lấy thai có gây tê tuỷ sống, đau xảy ra chủ yếu trong 24 giờ đầu, tuy nhiên chỉ cần giảm đau bằng các thuốc giảm đau không steroid mà không cần đến giảm đau opioid.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Phan Đình Kỷ (2002) Gây mê mổ lấy thai. Bài giảng Gây mê hồi sức, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 2, tr. 274 - 298.
3. Nguyễn Viết Quang (2014) Đánh giá tác dụng gây tê tủy sống bằng hỗn hợp bupivacain và fentanyl liều thấp ở sản phụ mổ lấy thai cấp cứu. Y học Thực hành, 1, tr. 54-56.
4. Nguyễn Thế Tùng (2008) Đánh giá tác dung gây tê tủy sống băng hỗn hợp bupivacain liều thấp kết hợp fentanyl trong mổ lấy thai. Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân y.
5. Phạm Đông An, Nguyễn văn Chừng (2004) Hiệu quả của gây tê tủy sống bằng hỗn hợp bupivacain (marcain) và fentanyl trong mổ lấy thai. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 8(1), tr. 71-76.
6. Carvalho, B.M.F (2014) Strategies to optimize pain control following cesarean delivery. Miscellaneous article. ASA Refesher Courses in Anesthesiology, 42(1): 23-30.
7. Eisenach JC, Pan PH, Smiley R et al (2008) Severity of acute pain after childbirth, but not type of delivery, predicts persistent pain and postpartum depression. Pain 140: 87-94.
8. Rosaeg OP, Lindsay MP (1994) Epidural opioid analgesia after caesarean section: a comparison of patient-controlled analgesia with meperidine and single bolus injection of morphine. Can J Anaesth 41(11): 1063-1068.
9. Ngiam SKK, Chong JL (2011) The addition of intrathecal sufentanil and fentanyl to bupivacain for caesarean section. Singapore Medical Journal: 1- 8.
10. Jung Hyang Lee, Kum Hee Chung et al (2011) Comparison of fentanyl and sufentanil added to 0.5% hyperbaric bupivacain for spinal anesthesia in patients undergoing cesarean section. Korean journal of anesthesiology 60(2): 1-11.
11. Kleinman W, Morgan GE, Mikhail MS, Murray MJ (2002) Spinal, epidural and caudal block. Clinical Anesthesiology, McGraw-Hill 3: 253-282.