Theo dõi và chăm sóc bệnh nhi sau can thiệp tim mạch tại Trung tâm Tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng

  • Vũ Duy Cát Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Lê Thị Kim Ánh Trường Đại học Y tế Công cộng

Main Article Content

Keywords

Can thiệp tim mạch, trẻ em, quy trình, chăm sóc, yếu tố ảnh hưởng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá việc thực hiện các quy trình theo dõi và chăm sóc sau can thiệp tim mạch và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang kết hợp song song định lượng và định tính. Công cụ thu thập là mẫu hồ sơ bệnh án (HSBA) và phỏng vấn sâu với lãnh đạo, cán bộ bảo hiểm y tế, bác sĩ, điều dưỡng và người nhà bệnh nhi. Kết quả: Trong 2 giờ đầu sau can thiệp, quy trình có tỷ lệ bác sĩ tuân thủ thấp nhất là “ký giấy cam kết khi đã giải thích cho người nhà” (53,2%), đối với điều dưỡng là “đo huyết áp”, “cặp nhiệt độ” và “bắt mạch mu chân” 30 phút/lần và “đánh giá tình trạng đầu chi băng ép” (25,3%, 21,5%, 17,7%, và 21,5%). Tại Khoa Hồi sức Tim mạch, quy trình có tỷ lệ tuân thủ thấp nhất là “đánh giá mức độ chèn ép mạch chi” (32,5%, đối với bác sĩ) và “tính lượng dịch vào và dịch ra theo y lệnh” (35,4%, đối với điều dưỡng). Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ bao gồm: Chưa có quy trình theo dõi và chăm sóc chuyên biệt cho can thiệp tim mạch, thiếu nhân lực điều dưỡng, quá tải bệnh nhân và thiếu kinh nghiệm ở bác sĩ trẻ, cơ sở vật chất chật chội. Kết luận: Tỷ lệ thực hiện đúng và đầy đủ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn đáng kể các nghiên cứu khác đã được báo cáo. Bệnh viện cần có quy trình chăm sóc và theo dõi chuyên biệt cho can thiệp tim mạch và cần nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị để đáp ứng tiêu chuẩn của phòng can thiệp tim mạch.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đỗ Mạnh Hùng (2013) Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp. Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học y tế công cộng.
2. Bộ Y tế (2014) Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành tim mạch. Ban hành kèm theo quyết định số 3983/QĐ-BYT ngày 03 tháng 10 năm 2014.
3. Bộ Y tế (2018) Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh trong một số trường hợp.
4. Vũ Thị Tú Uyên (2017) Nghiên cứu sự hài lòng của người chăm sóc trẻ và một số yếu tố ảnh hưởng tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. Luận văn Thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng.
5. Juran NB et al (1999) Nursing interventions to decrease bleeding at the femoral access site after percutaneous coronary intervention. SANDBAG Nursing Coordinators. Standards of Angioplasty Nursing Techniques to Diminish Bleeding Around the Groin. Am J Crit Care 8(5): 303-313.
6. Nasser TK et al (1995) Peripheral vascular complications following coronary interventional procedures. Clin Cardiol 18(11): 609-614.
7. JACC (2012) Downloaded from content. onlinejacc.org by on May 25, 2012 Cardiac Catheterization Laboratory Standards 59: 54-59.
8. Salamonson Y, Rolley JX, Dennison CR et al (2010) Nursing care practices following a percutaneous coronary intervention: results of a survey of Australian and New Zealand cardiovascular nurses. J Cardiovasc Nurs 25(1): 75-84.
9. Schoonhoven L, Schiks I, Verheugt F et al (2007) Performance evaluation of arterial femoral sheath removal by registered nurses after PCI. Eur J Cardiovasc Nurs 19(3): 181-189.