Tình trạng buồn nôn và nôn do hóa trị
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ bệnh nhân buồn nôn và nôn do hóa trị; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến buồn nôn và nôn. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 629 lượt bệnh nhân điều trị hóa chất tại Khoa Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: 28,8% lượt bệnh nhân có buồn nôn trong đó chỉ có 0,5% buồn nôn độ 3. 14% lượt bệnh nhân có nôn trong đó chỉ có 1,3% nôn độ 3. Không có bệnh nhân buồn nôn và nôn độ 4. 77,3% bệnh nhân có chán ăn và 81,4% mệt mỏi. Tuổi trẻ (dưới 40 tuổi), giới nữ, phác đồ hóa trị có cisplatin hoặc doxorubicin, tâm lý lo lắng, điều trị hóa chất lần đầu có tỷ lệ buồn nôn và nôn cao hơn rõ rệt. Kết luận: Buồn nôn (28,8%) và nôn (14%) là các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị; phụ thuộc vào tuổi, giới, phác đồ hóa trị, tâm lý bệnh nhân.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Morrow GR, Roscoe JA, Hickok JT et al (1998) Initial control of chemotherapy-induced nausea and vomiting in patient quality of life. Oncology (Williston Park) 12(3-4): 32.
3. National Comprehensive Cancer Network. NCCN clinical practice guidelines in oncology. https://www.nccn.org/professionals/physician_gls
4. Pater J, Slamet L, Zee B et al (1994) Inconsistency of prognostic factors for post-chemotherapy nausea and vomiting. Support Care Cancer 2(3): 161.
5. Olver IN (1992) Antiemetic study design: Desirable objectives, stratifications and analyses. Br J Cancer Suppl19: 30.
6. Pollera CF, Giannarelli D (1989) Prognostic factors influencing cisplatin-induced emesis. Definition and validation of a predictive logistic model. Cancer 64(5): 1117.
6. Roila F, Molassiotis A, Herrstedt J et al (2016) 2016 MASCC and ESMO guideline update for the prevention of chemotherapy- and radiotherapy-induced nausea and vomiting and of nausea and vomiting in advanced cancer patients. Ann Oncol 27(5):119.