Một số yếu tố liên quan đến thất bại dụng cụ khi sử dụng cấu hình ngắn trong phẫu thuật điều trị chấn thương cột sống Denis IIB vùng ngực thắt lưng
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thất bại dụng cụ của cấu hình cố định ngắn kèm ghép xương liên thân đốt qua lỗ ghép điều trị chấn thương cột sống vùng bản lề ngực-thắt lưng loại Denis IIB. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trên các bệnh nhân chấn thương cột sống vùng ngực thắt lưng, Denis IIB điều trị bằng phẫu thuật cố định cột sống cấu hình ngắn kết hợp ghép xương liên thân đốt qua lỗ ghép từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2017. Bệnh nhân được theo dõi từ 1 năm trở lên. Tình trạng thất bại dụng cụ đánh giá trên phim X-quang thường quy tại thời điểm thăm khám cuối cùng và được định nghĩa là khi có gãy vít, gãy-bật nẹp dọc hoặc gù cột sống tái phát > 10o tại thời điểm thăm khám cuối cùng. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng thất bại dụng cụ như tuổi, giới, điểm chịu tải của thân đốt sống tổn thương (LSC), và các chỉ số đánh giá sự biến dạng của cột sống trước phẫu thuật. Kết quả: 36 bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn với thời gian theo dõi từ 17 đến 73 tháng (trung bình là 53,3 tháng). Tỷ lệ thất bại dụng cụ trong nghiên cứu là 16,7%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ thất bại dụng cụ về tuổi, LSC và các chỉ số đánh giá sự biến dạng của cột sống trước phẫu thuật ngoại trừ nam giới có tỷ lệ thất bại dụng cụ cao hơn so với nữ giới với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Không tìm thấy sự liên quan giữa các yếu tố được tìm hiểu với tỉ lệ thất bại dụng cụ ngoài trừ sự khác biệt về giới và thời gian trở lại lao động sau phẫu thuật. Tỉ lệ thất bại dụng cụ lệ thất bại dụng cụ của phương pháp phẫu thuật cố định cấu hình ngắn và ghép xương liên thân đốt qua lỗ ghép là 16,7%.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Hoàng Thanh Tùng (2019) Nghiên cứu đặc điểm thương tổn giải phẫu và kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống ngực thấp và thắt lưng không vững do chấn thương bằng nẹp vít. Luận án Tiến sĩ, Ngoại Khoa, Học viện Quân y, Hà Nội.
3. Rosenthal BD, Boody BS, Jenkins TJ et al (2018) Thoracolumbar burst fractures. Clin Spine Surg 31(4): 143-151.
4. Kim BG, Dan JM, and Shin DE (2015) Treatment of thoracolumbar fracture. Asian Spine J 9(1): 133-146.
5. Choi WS, Kim JS, Ryu KS et al (2016) Minimally invasive transforaminal lumbar interbody fusion at L5-S1 through a unilateral approach: Technical feasibility and outcomes. BioMed research international: 2518394-2518394.
6. Schmid R, Krappinger D, Blauth M et al (2011) Mid-term results of PLIF/TLIF in trauma. Eur Spine J 20(3): 395-402.
7. McLain RF, Sparling E, and Benson DR (1993) Early failure of short-segment pedicle instrumentation for thoracolumbar fractures. A preliminary report. J Bone Joint Surg Am 75(2): 162-167.
8. Wang L et al (2014) Posterior short segment pedicle screw fixation and TLIF for the treatment of unstable thoracolumbar/lumbar fracture. BMC Musculoskelet Disord 15: 40.
9. Schmid R et al (2011) Mid-term results of PLIF/TLIF in trauma. Eur Spine J 20(3): 395-402.
10. Liao JC and Fan KF (2017) Posterior short-segment fixation in thoracolumbar unstable burst fractures - Transpedicular grafting or six-screw construct?. Clin Neurol Neurosurg 153: 56-63.
11. Kim GW et al (2014) Predictive factors for a kyphosis recurrence following short-segment pedicle screw fixation including fractured vertebral body in unstable thoracolumbar burst fractures. J Korean Neurosurg Soc 56(3): 230-236.
12. Vu TT et al (2015) Radiological outcome of short segment posterior instrumentation and fusion for thoracolumbar burst fractures. Asian Spine J 9(3): 427-432.
13. Aono H et al (2019) Risk factors for a kyphosis recurrence after short-segment temporary posterior fixation for thoracolumbar burst fractures. J Clin Neurosci 66: 138-143.
14. Filgueira EG et al (2021) Thoracolumbar burst fracture: McCormack Load-Sharing classification, systematic review and single-arm Meta-analysis. Spine 46(9): 542-550.