Kết quả điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa có đột biến gen EGFR bằng afatinib

  • Nguyễn Minh Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Luận Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đình Tiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Duy Tuyên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư phổi không tế bào nhỏ, đột biến gen EGFR, afatinib bước một

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bước 1 ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa có đột biến gen EGFR dương tính bằng afatinib. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc 41 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa, có đột biến gen EGFR dương tính được điều trị bước 1 bằng thuốc afatinib, theo dõi và đánh giá đáp ứng mỗi 3 tháng hoặc khi có triệu chứng của bệnh tiến triển. Tiêu chuẩn chính là thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (PFS), tỷ lệ đáp ứng khách quan (ORR), tiêu chuẩn phụ là thời gian sống thêm toàn bộ (OS), tác dụng không mong muốn. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng khách quan là 92,6%, trung vị PFS 14 tháng, trung vị OS 20 tháng, tỷ lệ OS ước tính 1 năm và 2 năm lần lượt là 93,3% và 39,1%. Trung vị PFS ở bệnh nhân không có di căn não là 14 tháng, dài hơn ở bệnh nhân di căn não (12 tháng), p>0,05. Trung vị PFS ở bệnh nhân mang đột biến gen nhạy thuốc là 14 tháng, dài hơn bệnh nhân mang đột biến hiếm (11 tháng), p>0,05; trung vị OS ở bệnh nhân mang đột biến xóa đoạn exon 19 là 32 tháng, dài hơn trung vị OS ở bệnh nhân mang đột biến điểm L858R và đột biến hiếm lần lượt là 20 tháng và 17 tháng, p>0,05. Tác dụng không mong muốn gặp ở 82,9% bệnh nhân, chủ yếu là nổi ban (80,5%) đều là độ 1, độ 2. Có 5% bệnh nhân bị tiêu chảy độ 3. Kết luận: Afatinib có hiệu quả tốt trong điều trị bước 1 ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa có đột biến gen EGFR, đặc biệt, thời gian sống thêm toàn bộ có xu hướng dài hơn ở nhóm bệnh nhân mang đột biến xóa đoạn ở exon 19 so với đột biến L858R và đột biến hiếm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. NCCN Guideline Insights. Non-Small Cell Lung Cancer, version 3.2022, feature updates to the NCCN Guidelines.
2. Sequist LV, Yang JC, Yamamoto N et al (2013) Phase III study of afatinib or cisplatin plus pemetrexed in patients with metastatic lung adenocarcinoma with EGFR mutations. J Clin Oncol 31: 3327-3334.
3. Wu YL, Zhou C, Hu CP et al (2014) Afatinib versus cisplatin plus gemcitabine for first-line treatment of Asian patients with advanced non-small-cell lung cancer harbouring EGFR mutations (LUX-Lung 6): an open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol 15: 213-222.
4. Liang SK, Hsieh MS, Lee MR et al (2017) Real-world experience of afatinib as a first-line therapy for advanced EGFR mutation positive lung adenocarcinoma. Oncotarget 8(52): 90430-90443.
5. Su PL, Chen CW, Wu YL et al (2021) First-line treatment with irreversible tyrosine kinase inhibitors associated with longer OS in EGFR mutation positive non-small cell lung cancer. Thoracic Cancer 12: 287-296.
6. Kim Y, Lee SH, Ahn JS et al (2019) Efficacy and safety of afatinib for EGFR-mutant non-small cell lung cancer, compared with gefitinib or erlotinib. Cancer Res Treat 51: 502-509.
7. Shen YC, Tseng GC, Tu CY et al (2017) Comparing the effects of afatinib with gefitinib or Erlotinib in patients with advanced-stage lung adenocarcinoma harboring non-classical epidermal growth factor receptor mutations. Lung Cancer 110: 56-62.
8. Tu CY, Chen CM, Liao WC et al (2018) Comparison of the effects of the three major tyrosine kinase inhibitors as first-line therapy for non-small-cell lung cancer harboring epidermal growth factor receptor mutations, Oncotarget 9(36): 24237- 24247.
9. Trịnh Lê Huy, Trần Đình Anh (2022) Đánh giá hiệu quả điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen EGFR bằng afatinib. Tạp chí Nghiên cứu Y học 155(7): 75-83.
10. Thanh Ha Vu, Hoa Thai Thi Nguyen, Linh Khanh Dao et al (2021) Effectiveness and tolerability of first-line afatinib for advanced EGFR-mutant non-small cell lung cancer in vietnam. Asian Pac J Cancer Prev 22 (5): 1581-1590.
11. Eisenhauer EA, Therasse P, Bogaerts J et al (2009) New response evaluation criteria in solid tumours: Revised RECIST guideline (version 1.1). Eur J Can 45: 228-247.
12. National Cancer Institute, Common Terminology Criteria for Adverse Events (CTCAE) Version 4.0 Published: May 28, 2009 (v4.03: June 14, 2010).
13. Oken MM, Creech RH, Tormey DC et al (1982) Toxicity and response criteria of the Eastern Cooperative Oncology Group. Am J Clin Oncol 5(6): 649-655.
14. Park K, Tan EH, O’Byrne K et al (2016) Afatinib versus gefitinib as first-line treatment of patients with EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (LUX-Lung 7): A phase 2B, open-label, randomised controlled trial. Lancet Oncol 17: 577-589.
15. Ho GF, Chai CS, Alip A et al (2019) Real-world experience of first-line afatinib in patients with EGFR-mutant advanced NSCLC: A multicenter observational study. BMC Cancer 19: 896.
16. Yang JC, Sequist LV, Geater SL et al (2015) Clinical activity of afatinib in patients with advanced non-small-cell lung cancer harbouring uncommon EGFR mutations: A combined post-hoc analysis of LUX-Lung 2, LUX-Lung 3, and LUX-Lung 6. Lancet Oncol 16: 830-838.
17. Yang JC, Wu YL, Schuler M et al (2015) Afatinib versus cisplatin-based chemotherapy for EGFR mutation-positive lung adenocarcinoma (LUX-Lung 3 and LUX-Lung 6): Analysis of overall survival data from two randomised, phase 3 trials. Lancet Oncol 16:141-51.
18. Jung HA, Woo SY, Lee SH et al (2020) The different central nervous system efficacy among gefitinib, erlotinib and afatinib in patients with epidermal growth factor receptor mutation-positive non-small cell lung cancer. Transl Lung Cancer Res 9: 1749-1758.
19. Liang SK, Lee MR, Liao WY et al (2018) Prognostic factors of afatinib as a first-line therapy for advanced EGFR mutation-positive lung adenocarcinoma: A real-world, large cohort study. Oncotarget 9(34): 23749-23760.