Đánh giá sự hài lòng của người bệnh khi được sử dụng phương pháp giảm đau ngoài màng cứng sau phẫu thuật vùng bụng

  • Vũ Thị Hằng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Lưu Quang Thùy Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Main Article Content

Keywords

Đau sau mổ, giảm đau ngoài màng cứng, hài lòng của người bệnh

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh khi sử dụng giảm đau ngoài màng cứng và xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 126 người bệnh phẫu thuật vùng bụng áp dụng phương pháp giảm đau ngoài màng cứng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Bộ câu hỏi bao gồm thông tin chung, thang điểm đau VAS và bộ câu hỏi đánh giá về hài lòng của người bệnh được sử dụng trong nghiên cứu này. Chúng tôi sử dụng thống kê mô tả để mô tả tần suất và tỷ lệ phần trăm đặc điểm người bệnh, kiểm định Chi bình phương để đánh giá một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh. Kết quả và kết luận: Người bệnh là nam giới chiếm 53,9%, dưới 60 tuổi 58,7%, và có thời gian mổ trung bình 53,1%. Hài lòng về hiệu quả giảm đau và hài lòng chung về giảm đau tương ứng là 83,3% và 87,1%, chỉ có tê bì chân khi dùng giảm đau ngoài màng cứng có ý nghĩa thống kê liên quan đến sự không hài lòng về dịch vụ giảm đau của bệnh viện (p<0,05). 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Dương Quang Chiến (2017) Đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của phương pháp giảm đau liên tục qua catheter ngoài màng cứng sau phẫu thuật tại Bệnh viện E. Tạp chí Y học thực hành (10), tr. 246-249.
2. Nguyễn Thị Hương Giang, Tạ Ngân Giang (2009) Đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của phương pháp giảm đau sau mổ gây tê ngoài màng cứng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường ĐH Y Hà Nội.
3. Vũ Thị Hân (2019) Kết quả chăm sóc giảm đau sau phẫu thuật bằng phương pháp truyền liên tục qua catherter ngoài màng cứng. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
4. Nguyễn Trung Kiên (2014) Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng ngực bằng hỗn hợp bupivacain - fentanyl do bệnh nhân tự điều khiển sau mổ vùng bụng trên ở người cao tuổi. Luận án tiến sỹ, Viện Nghiên cứu y dược lâm sàng 108.
5. Trương Hoàng Mỹ Linh (2015) Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật vùng bụng tại bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang, tr. 24-34.
6. Nguyễn Văn Quỳ (2007) Nghiên cứu giảm đau sau mổ ung thư dạ dày bằng hỗn hợp bupivacain - fentanyl qua catheter ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Toàn Thắng (2016) Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật bụng và tác dụng không mong muốn của fentanyl, morphin, morphin- ketamin tĩnh mạch theo phương pháp bệnh nhân tự kiểm soát. Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Chandra S, Nugroho A, Amran I &Melati CA (2019) The association between analgesia gap and type of surgery, analgesic drugs, and timing of analgesic administration: What do we know? Anesthesiology and Pain Medicine 9(3).
9. Tighe PJ (2016) The time course of acute pain in hospitalized patients: Exciting progress in data and methods. Pain 157(12): 2623-2624
10. Semenas E, Hultström M (2020) Patient satisfaction with continuous epidural analgesia after major surgical procedures at a Swedish University hospital. PloS one 15(7).