Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh PET/CT ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm có chỉ định xạ trị lập thể định vị thân
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh PET/CT ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm (T1-T2aN0M0) có chỉ định trị xạ trị lập thể định vị thân. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 32 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I (T1-T2aN0M0) có u phổi ngoại vi, được xem xét chỉ định xạ trị lập thể định vị thân từ tháng 01/2015 đến 11/2022. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán xác định bệnh, giai đoạn bệnh, đo thông khí phổi và chụp PET/CT trước khi xạ trị lập thể định vị thân. Kết quả: Trung vị độ tuổi là 67 tuổi, trong đó 25% bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên, đa số là nam giới (65,6%) và có tiền sử hút thuốc (59,4%). Ho khan và đau ngực là 2 triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất, chiếm lần lượt 62,5% và 46,9%. 50% bệnh nhân có tình trạng toàn thân 2 điểm theo ECOG, khối u chủ yếu ở phổi phải (56,3%), đa số là ung thư biểu mô tuyến (78,2%). Chỉ 35,5% bệnh nhân có tăng CEA và 22,6% có tăng Cyfra 21-1, có mối tương quan thuận, mức độ trung bình có ý nghĩa giữa nồng độ Cyfra 21-1 và kích thước khối u với r = 0,436, p=0,014. Trung vị kích thước khối u là 2,95cm, giá trị trung vị SUVmax 7,95, khối u ở giai đoạn T2a (43,7%). Tỷ lệ giai đoạn T1a và T1b trên CT scan ngực lần lượt là 25% và 31,3%, trên PET/CT, 2 giai đoạn này tương ứng 18,8%, 37,5%, sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05. 50% số bệnh nhân có rối loạn thông khí tắc nghẽn trên kết quả thông khí phổi. Kết luận: Đa số bệnh nhân là cao tuổi, thường có triệu chứng ho khan, đau ngực và chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến. Có mối tương quan thuận mức độ trung bình giữa Cyfra 21-1 với kích thước khối u. PET/CT làm thay đổi có ý nghĩa thống kê tỷ lệ giai đoạn T1a và T1b so với CT scan ngực.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Jessica D, Mark F, Peter M et al (2012) American college of chest physicians and society of thoracic surgeons consensus statement for evaluation and management for high-risk patients with stage I non-small cell lung cancer. Chest 142(6): 1620-1635.
3. Bryan JS, Megan ED, Erin BK et al (2017) Stereotactic Body Radiation Therapy for Early-stage non-small cell lung cancer: American Society for Clinical Oncology Endorsement of the American Society for Radiation Oncology Evidence-Based Guideline. J Clin Oncol 36: 710-719.
4. National Comprehensive Cancer Network, NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology, Non-Small Cell Lung Cancer, version 1.2022 Available from: https://www.nccn.org/.
5. Gerard AS, Anne V, Michael AJ et al (2013) Methods for staging non-small cell lung cancer: diagnosis and management of lung cancer, 3rd ed: American college of chest physicians evidence-based clinical practice guidelines. Chest 143(5): 211-250.
6. Kandathil A, Kay FU, Butt YM, et al (2018) Role of FDG PET/CT in the eighth edition of TNM staging of non-small cell lung cancer. Radio Graphics 38: 2134-2149.
7. Verschakelen JA, Bogaert J, De Wever W, Computed tomography in staging for lung cancer. Eur Respir J 19: 35-48.
8. Soffiettia R, Cornub P, Delattre JY et al (2006) EFNS Guidelines on diagnosis and treatment of brain metastases: Report of an EFNS Task Force. European Journal of Neurology 13: 674-681.
9. Rami-Porta R, Giroux DJ, Goldstraw P (2011) The new TNM classification of lung cancer in practice. Breathe 7: 348-360.
10. Linjie Liu, Jinlong Teng, Lijun Zhang et al (2017) The combination of the tumor markers suggests the histological fiagnosis of lung cancer. BioMed Research International Article ID 2013989, 9pp.
11. Christopher GC, Robert Greenberg E, John Baron et al (1985) Presenting conditions of i539 population-based lung cancer patients by cell type and stage in new hampshire and vermont. Cancer 56: 2107-2111.
12. Bauman P, Nyman J, Hoyer M et al (2009) Outcome in a Prospective Phage II Trial of Medically Inoperable stage I non-small cell lung cancer patients treated with Stereotactic Body Radiation Therapy. J Clin Oncol 27: 3290-3296.
13. Nagata Y, Hiraoka M, Shibata T et al (2012) Stereotactic Body Radiation Therapy for T1N0M0 Non-small Cell Lung Cancer First Report for Inoperable Population of a Phase II Trial by Japan Clinical Oncology Group (JCOG 0403). Int J Radiat Oncol Biol Phys 84: 46-46.
14. Gregory MMV, Chen Hu, Anurag KS et al (2015) NRG Oncology RTOG 0915 (NCCTG N0927): A Randomized phase II study comparing 2 stereotactic Body Radiation Therapy (SBRT) schedules for medically inoperable patients with stage i peripheral non-small cell lung cancer. Int J Radiat Oncol Biol Phys 93(4): 757-764.
15. Katsunari M, Shinichi S, Nariyasu N et al (2007) Prognostic value of carcinoembryonic antigen and CYFRA21-1 in patients with pathological stage I non-small cell lung cancer. European Journal of Cardio-thoracic Surgery 32: 435-439.
16. Zhong-qing Chen, Ling-sha Huang and Bo Zhu (2018) Assessment of seven clinical tumor markers in diagnosis of non-small-cell lung cancer. Disease Markers Article ID 9845123, 7 pages.
17. Lee J, Lee M, Koom WS et al (2018) Metabolic positron emission tomography parameters predict failure patterns in early non-small-cell lung cancer treated with stereotactic body radiation therapy: a single institution experience. Japanese Journal of Clinical Oncology 48(10): 920-926.
18. Horne ZD, David A Clump, John A Vargo et al (2014) Pretreatment SUVmax predicts progression-free survival in early-stage non-small cell lung cancer treated with stereotactic body radiation therapy. Radiation Oncology 9: 41.
19. Funda A, Levent D, Evrim SB et al (2013) Measurements of tumor size using CT and PET compared to histopathological size in non-small cell lung cancer. Diagn Interv Radiol 19: 271-278.