Nồng độ interleukin 17 huyết thanh của bệnh nhân mày đay mạn tính tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

  • Châu Văn Trở Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Đỗ Thị Tuyết Thanh Bệnh viện Da liễu - Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Trọng Hào Bệnh viện Da liễu - Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phạm Văn Bắc Khoa Y - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Mày đay mạn tính, interleukin-17

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nồng độ IL-17 huyết thanh và một số yếu tố liên quan đến nồng độ IL-17 huyết thanh ở bệnh nhân mày đay mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca bệnh trên 90 bệnh nhân mày đay mạn tính tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 12/2018 đến tháng 8/2019. Nồng độ IL-17 được định lượng bằng phương pháp ELISA bởi bộ xét nghiệm thương mại Human IL-17A ELISA Kit từ công ty ANOGEN, Ontario, Canada. Mã số EL10053. Đánh giá độ nặng của bệnh theo thang điểm UAS7. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Nồng độ IL-17 huyết thanh trung bình trong mẫu nghiên cứu là 11,07 ± 19,26pg/mL. Nồng độ IL-17 huyết thanh ở nhóm bệnh nhân có phù mạch cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không có phù mạch (5,28 so với 3,02pg/mL, p=0,006). Nồng độ IL-17 huyết thanh của nhóm bệnh nhân nặng cao hơn có ý nghĩa thống kê so nhóm bệnh nhân nhẹ (4,72 so với 2,17pg/mL, p=0,036). Kết luận: Nồng độ IL-17 tăng cao ở nhóm bệnh nhân mày đay mạn tính. Điều này có thể cho thấy IL-17 đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của bệnh mày đay mạn tính và sự gia tăng này có thể tiên đoán độ nặng của bệnh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Atwa MA, Emara AS, Youssef N et al (2014) Serum concentration of IL-17, IL-23 and TNF-alpha among patients with chronic spontaneous urticaria: Association with disease activity and autologous serum skin test. J Eur Acad Dermatol Venereol 28(4): 469-474.
2. Crişan Loana G, Bocsan Corina I, Vesa Stefan C et al (2014) Correlations between serum levels of IL-17, IL-4, IL-31, IFN-gamma and etiological factors in patients with chronic spontaneous urticaria. Human & Veterinary Medicine 6(1): 25-29.
3. Dos Santos JC, Azor MH, Nojima VY et al (2008) Increased circulating pro-inflammatory cytokines and imbalanced regulatory T-cell cytokines production in chronic idiopathic urticaria. Int Immunopharmacol 8(10): 1433-1440.
4. Greaves M (2000) Chronic urticaria. J Allergy Clin Immunol 105(4): 664-672.
5. Greaves MW (1995) Chronic urticaria. N Engl J Med 332(26): 1767-1772.
6. Greaves MW (2003) Chronic idiopathic urticaria. Curr Opin Allergy Clin Immunol 3(5): 363-368.
7. Grzanka A, Damasiewicz-Bodzek A and Kasperska-Zajac A (2017) The relationship between circulating concentrations of interleukin 17 and C reactive protein in chronic spontaneous urticaria. Allergy, Asthma & Clinical Immunology 13(1): 25.
8. Habif TP (2010) Urticaria and agioedema. Clinical Dermatology: A color guide to diagnosis and therapy fifth edition, Mosby.
9. Kim BS, Park YJ, Chung Y (2016) Targeting IL-17 in autoimmunity and inflammation. Arch Pharm Res 39(11): 1537-1547.
10. Wei Lin, Qiongyan Zhou, Chunbo Liu et al (2017) Increased plasma IL-17, IL-31, and IL-33 levels in chronic spontaneous urticaria. Scientific Reports 7(1): 17797.