Thực trạng rối loạn giấc ngủ ở lái xe khách đường dài và tai nạn giao thông ở Việt Nam

  • Nguyễn Thu Hà Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường
  • Nguyễn Đức Sơn Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường

Main Article Content

Keywords

Lái xe khách đường dài, tai nạn giao thông, rối loạn giấc ngủ

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng rối loạn giấc ngủ ở lái xe khách đường dài và mối liên quan với tai nạn giao thông ở Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: 200 nam lái xe khách đường dài tuyến cố định liên tỉnh được phân tích đặc điểm công việc; điều tra, đánh giá rối loạn giấc ngủ theo thang đánh giá rối loạn giấc ngủ PSQI và hồi cứu số liệu tai nạn giao thông. Kết quả: Tỷ lệ lái xe khách đường dài với tuổi đời trung bình 40,9 ± 5,6 tuổi và tuổi nghề trung bình 12,4 ± 5,6 năm có rối loạn giấc ngủ theo thang PSQI (điểm Global ≥ 10) là 58/200 lái xe (29,0%). Trong đó tỷ lệ lái xe có chất lượng giấc ngủ kém/tương đối kém là 53,5%; 31,5% lái xe khó đi vào giấc ngủ; thời gian ngủ trung bình ≤ 5 giờ là 65,5% với hiệu quả giấc ngủ ≤ 85% là 19,0%. 97,5% lái xe có tỉnh giấc khi ngủ; 3,5% phải sử dụng thuốc ngủ và 63,0% gặp khó khăn trong công việc/cuộc sống do rối loạn giấc ngủ. Nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm lái xe khách đường dài có điểm Glober score ≥ 10 điểm cao gấp 1,6 lần so với nhóm có điểm Glober score < 10 điểm (p<0,01, 95%CI = 1,3 - 5,5). Kết luận: Rối loạn giấc ngủ ở lái xe khách đường dài có thể có mối liên quan với tai nạn giao thông, cần có các nghiên cứu chuyên sâu thêm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Baiardi S, La Morgia C, Sciamanna L et al (2018) Is the epworth sleepiness scale a useful tool for screening excessive daytime sleepiness in commercial drivers?. Accid Anal Prev 110: 187-189.
2. De Mello MT, Narciso FV, Tufik S et al (2013) Sleep disorders as a cause of motor vehicle collisions. Int J Prev Med 4(3): 246.
3. Gonçalves M, Peralta AR, Monteiro Ferreira J, Guilleminault C (2015) Sleepiness and motor vehicle crashes in a representative sample of portuguese drivers: The importance of epidemiological representative surveys. Traffic Inj Prev 16(7): 677-683.
4. Horne JA and Reyner LA (1995) Sleep related vehicle accidents. British Medical Journal 310(6979): 565-567.
5. Laube I, Bloch KE (2000) Falling asleep at the steering wheel a dangerous sequel of sleep apnea. Ther Umsch 57(7): 435-438.
6. Liu SY, Perez MA, Lau N (2018) The impact of sleep disorders on driving safety - findings from the SHRP 2 naturalistic driving study. Sleep 41(4).
7. Masa JF, Rubio M, Findley LJ (2000) Habitually sleepy drivers have a high frequency of automobile crashes associated with respiratory disorders during sleep. Am J Respir Crit Care Med 162(4 Pt 1): 1407-1412.
8. Sagaspe P, Taillard J, Bayon V, Lagarde E, Moore N, Boussuge J, Chaumet G, Bioulac B, Philip P (2010) Sleepiness, near-misses and driving accidents among a representative population of French drivers. J Sleep Res 19(4): 578-584.
9. Tabrizi R, Moosazadeh M, Razzaghi A (2018) Prevalence of sleep quality disorder among Iranian drivers: A systematic review and meta-analysis. J Inj Violence Res 10(1): 53-59.
10. Roya Amini et al (2020) The relationship between sleep quality and road traffic crashes of urban drivers in Hamadan, Iran. J Inj Violence Res 12(1): 47-53.