Đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả điều trị bảo tồn gãy lồi cầu xương hàm dưới do chấn thương có sử dụng vít neo chặn

  • Lê Thị Thu Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đình Thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
  • Nguyễn Thị Hồng Minh Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Gãy lồi cầu xương hàm dưới, điều trị bảo tồn, vít neo chặn

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy lồi cầu xương hàm dưới do chấn thương có sử dụng vít neo chặn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh trên 32 bệnh nhân gãy lồi cầu xương hàm dưới do chấn thương được điều trị bảo tồn bằng vít neo chặn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 6/2019 đến tháng 10/2020. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 4,3/1, độ tuổi trung bình là 31 ± 14,5 năm; chủ yếu ở nhóm tuổi từ 18 - 40 với tỷ lệ 71,88%. Phần lớn đối tượng nghiên cứu bị gãy lồi cầu do tai nạn xe máy chiếm 84,38%. Lực tác động gây gãy lồi cầu cao nhất là do lực tác động vào vùng cằm 78,13%. Vị trí gãy hay gặp nhất là gãy chỏm lồi cầu chiếm 48,78%, gãy cổ lồi cầu 41,46%. Gãy lồi cầu có di lệch nhiều chiếm 14,63%, di lệch ít chiếm 68,29%, không di lệch chiếm 17,07%. Đa số bệnh nhân được cấy 4 vít neo chiếm tỷ lệ 90,6%. Kết quả điều trị 1 tháng: 93,75% có khớp cắn đúng; tình trạng há miệng khó chiếm 78,13%; 87,5% trường hợp ăn được thức ăn mềm; tỷ lệ không lệch hàm khi há miệng tối đa là 46,88%, lệch đường giữa là 53,12%. Kết quả điều trị 3 tháng: Tình trạng há miệng tốt chiếm 87,5%; 71,88% trường hợp ăn được thức ăn cứng; 84,38% bệnh nhân không đau khi há miệng tối đa, tỷ lệ không lệch hàm khi há miệng tối đa là 87,5%. Kết luận: Gãy lồi cầu xương hàm dưới do chấn thương gặp nhiều ở nam giới với cơ chế lực tác động gián tiếp qua vùng cằm, tỷ lệ gãy cổ lồi cầu và gãy chỏm lồi cầu tương đương, đa phần có di lệch ít. Điều trị bảo tồn với kĩ thuật cố định 2 hàm bằng vít neo là phương pháp an toàn, có hiệu quả tốt, đơn giản và dễ thực hiện ở các cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt.


Từ khóa: Gãy lồi cầu xương hàm dưới, điều trị bảo tồn, vít neo chặn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Trường, Trương Mạnh Dũng (1999) Tình hình chấn thương hàm mặt tại viện Răng hàm mặt Hà Nội trong 11 năm từ (1988-1998) trên 2149 trường hợp. Tạp chí Y học Việt Nam, Số 10/11/1999, tr. 71-74.
2. Ellis E 3rd, Throckmorton GS (2001) Bite forces after open or closed treatment of mandibular condylar process fractures. J Oral Maxillofac Surg 59(4): 389-395.
3. Hồ Nguyễn Thanh Chơn (2004) Điều trị bảo tồn gãy lồi cầu xương hàm dưới. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Bệnh viện Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
4. Nicohlas Z, Michaei M, Constintine M, Demetrius P, Athena S (2002) Fractures of the mandibular condyle: A review of 466 cases. Literature review, reflections on treatment and proposal: 421-431.
5. Van den Bergh B, JJ de Mol van Otterloo, van der Ploeg T et al (2015) IMF-screws or arch bars as conservative treatment for mandibular condyle fractures: Quality of life aspects. Journal of Cranio-Maxillo-Facial Surgery: 1-6.
6. Trịnh Hồng Hà (2009) Nhận xét lâm sàng, hình ảnh Xquang và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy lồi cầu xương hàm dưới. Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Phan Thị Thuý Ngân (2013) Đánh giá kết quả và một số yếu tố có liên quan đến điều trị bảo tồn gãy lồi cầu xương hàm dưới. Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Yến (2018) Đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả điều trị gãy dưới lồi cầu xương hàm dưới tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội từ 8/2017 đến 10/2018. Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.