Nghiên cứu một số yếu tố liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương

  • Nguyễn Trung Anh Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Xuân Thanh Trường Đại học Y Hà Nội
  • Vũ Thị Thanh Huyền Trường Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Thắng Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Hội chứng dễ bị tổn thương, yếu tố liên quan, người cao tuổi, Khoa Cấp cứu

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang tiến cứu tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016 trên bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, hội chứng dễ bị tổn thương được đánh giá theo tiêu chí Fried. Kết quả: Tổng số có 389 bệnh nhân với độ tuổi trung bình là 79,1 ± 8,9 năm. Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương là 68,4%. Hoạt động chức năng hàng ngày, hoạt động chức năng hàng ngày có dụng cụ và chỉ số bệnh đồng mắc Charlson có liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương (p<0,05). Kết luận: Hoạt động chức năng hàng ngày, hoạt động chức năng hàng ngày với dụng cụ và tình trạng đa bệnh lý có liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương.


Từ khóa: Hội chứng dễ bị tổn thương, yếu tố liên quan, người cao tuổi, Khoa Cấp cứu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Thanh (2015) Hội chứng dễ bị tổn thương và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Fried LP, Tangen CM, Walston J Cardiovascular Health Study Collaborative Research Group (2001) Frailty in older adults: Evidence for a phenotype. The Journals of Gerontology. Series A, Biological Sciences and Medical Sciences 56(3): 146-156.
3. Hamerman D (1999) Toward an understanding of frailty. Annals of Internal Medicine 130(11): 945-950.
4. Wilber ST, Blanda M, Gerson LW (2006) Does functional decline prompt emergency department visits and admission in older patients? Academic Emergency Medicine: Official Journal of the Society for Academic Emergency Medicine 13(6): 680-682.
5. Fried LP, Ferrucci L, Darer J (2004) Untangling the concepts of disability, frailty, and comorbidity: implications for improved targeting and care. The Journals of Gerontology. Series A, Biological Sciences and Medical Sciences 59(3): 255-263.
6. Gavrilov LA, Gavrilova NS (2001) The reliability theory of aging and longevity. Journal of Theoretical Biology 213(4): 527-545.
7. Chang CI, Chan DC, Kuo KN (2011) Prevalence and correlates of geriatric frailty in a northern taiwan community. Journal of the Formosan Medical Association 110(4): 247-257.
8. Oliveira DR, Bettinelli LA, Pasqualotti A (2013) Prevalence of frailty syndrome in old people in a hospital institution. Revista Latino-Americana De Enfermagem 21(4): 891-898.
8. McCusker J, Verdon J, Tousignant P (2001) Rapid emergency department intervention for older people reduces risk of functional decline: Results of a multicenter randomized trial. Journal of the American Geriatrics Society 49(10): 1272-1281.
9. McNamara RM, Rousseau E, Sanders AB (1992) Geriatric emergency medicine: A survey of practicing emergency physicians. Annals of Emergency Medicine 21(7): 796-801.
10. Eyigor S, Kutsal YG, Duran E, Huner B (2015) Frailty prevalence and related factors in the older adult-FrailTURK Project. Age (Dordrecht, Netherlands) 37(3): 9791.
11. Alvarado BE, Zunzunegui MV, Béland F (2008) Life course social and health conditions linked to frailty in Latin American older men and women. The Journals of Gerontology. Series A, Biological Sciences and Medical Sciences 63(12): 1399-1406.