Nghiên cứu một số chỉ số tế bào máu ngoại vi và tủy xương ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trước lấy tủy xương số lượng lớn phục vụ điều trị ghép tế bào gốc tự thân

  • Lý Tuấn Khải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hoàng Ngọc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Tuyến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Xuân Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Đặc điểm máu ngoại vi, tủy xương, đột quỵ nhồi máu não

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm tế bào máu ngoại vi và tuỷ xương của bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trước khi lấy dịch tuỷ xương số lượng lớn. Đối tượng và phương pháp: 57 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não từ 7 - 30 ngày sau đột quỵ (40 nam, 17 nữ), mỗi bệnh nhân được lấy khoảng 2ml máu ngoại vi và chọc hút khoảng 1 - 1,5ml dịch tủy xương từ mào chậu. Số lượng tế bào máu ngoại vi và tủy xương sẽ được phân tích trên hệ thống máy tự động, sau đó dàn 2-4 lam máu và 4-6 lam tuỷ, nhuộm giemsa đánh giá số lượng, hình thái. Tỷ lệ và số lượng CD34+ được xác định trên hệ thống FACS-Callibur. Kết quả: Số lượng bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu trung bình lần lượt là 9,37 ± 2,76G/L; 4,89 ± 0,57T/L và 333,65 ± 83,79G/L. Các chỉ số hồng cầu trong giới hạn bình thường. Số lượng tế bào có nhân trong tuỷ 69,88 ± 51,75G/L; tỷ lệ dòng bạch cầu hạt là 60,96 ± 7,06%; tỷ lệ dòng hồng cầu là 20,49 ± 7,20%; hình thái tế bào bình thường. Tỷ lệ tế bào gốc tạo máu CD34+ là 0,99 ± 0,49%, tỷ lệ tế bào CD34+ sống là 92,92 ± 5,11%; nồng độ tế bào CD34+ là 368,52 ± 271,69G/L. Kết luận: Đặc điểm về số lượng, hình thái và chức năng máu ngoại vi và tủy xương ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não nghiên cứu đảm bảo cho quá trình tách chiết, cô đặc tạo khối tế bào gốc tủy xương để điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Grove JE, Bruscia E and Krause DS (2018) Plasticity of bone marrow derived stem cells. Stem cells 22(4): 487-500.
2. Nguyễn Văn Chương (2016) Bệnh thần kinh mạch máu, đại cương đột quỵ não. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2003) Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90, thế kỉ XX. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Saima Sharif SG, Muhammad Saqib, Shagufta Naz (2020) Analysis of hematological parameters in patients with ischemic stroke. Endocrinology & Metabolism International Journal 8(1): 17-20.
5. Dedeepiya VD, Rao YY, Jayakrishnan GA et al (2012) Index of CD34+ cells and mononuclear cells in the bone marrow of spinal cord injury patients of different age groups: A comparative analysis. Bone Marrow Research: 787414.
6. Macedo A, Orfao A, Ciudad J et al (1995) Phenotypic analysis of CD34 subpopulations in normal human bone marrow and its application for the detection of minimal residual disease. Leukemia 9(11): 1896-1901.
7. Lý Tuấn Khải, Phan Tuấn Đạt (2014) Nghiên cứu hiệu quả tách tế bào gốc từ dịch tủy xương bằng máy tự động để điều trị bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 4(9), tr. 114-119.
8. Lý Tuấn Khải, Nguyễn Thanh Bình (2011) Nghiên cứu đặc tính của khối tế bào gốc tự thân sử dụng để điều trị một số tổn thương xương khớp và mối tương quan với kết quả điều trị. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tr. 43-45, 52-55.