Đánh giá kết quả điều trị tổn thương tân sản nội biểu mô vảy độ cao cổ tử cung (HSIL) bằng kĩ thuật LEEP

  • Phạm Hồng Khoa Bệnh viện K
  • Chu Hoàng Hạnh Bệnh viện K
  • Nguyễn Tiến Quang Bệnh viện K
  • Trần Thị Thanh Thúy Bệnh viện K

Main Article Content

Keywords

Ung thư cổ tử cung, kỹ thuật LEEP

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị các tổn thương tân sản nội biểu mô vảy độ cao (HSIL) cổ tử cung bằng kỹ thuật LEEP. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 198 trường hợp tổn thương tân sản nội biểu mô vảy độ cao được điều trị bằng kỹ thuật LEEP tại Bệnh viện K từ tháng 01/2008 đến tháng 01/2018. Kết quả: Hầu hết bệnh nhân có kết quả tế bào học và soi cổ tử cung bất thường chiếm 96,9% các trường hợp. Mô bệnh học trước thủ thuật có tỷ lệ chẩn đoán đúng tổn thương CIN II cổ tử cung là 95,1%. Thời gian theo dõi trung bình là 62,7 tháng, tái phát gặp 2/198 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 1,0%. Các biến chứng nhẹ, ít gặp. Tỷ lệ chảy máu (3,5%), nhiễm trùng (0,5%). Biến chứng xa thường gặp nhất là chít hẹp lỗ cổ tử cung (15,2%). Kết luận: Khoét chóp bằng vòng cắt đốt điện (LEEP) trong điều trị các tổn thương tân sản nội biểu mô vảy độ cao có hiệu quả tốt, dễ thực hiện, trang thiết bị và chi phí điều trị, theo dõi thấp, có khả năng bảo tồn chức năng sinh sản ở các phụ nữ trẻ chưa đủ con.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Sản trường Đại học Y Hà Nội (2013) Bài giảng sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học, tr. 287-289.
2. Nguyễn Quốc Trực, Lê Văn Xuân (2000) Chẩn đoán và điều trị các tổn thương tiền UT cổ tử cung. Tạp chí thông tin Y dược 8/2000 (chuyên đề Ung thư).
3. Phạm Việt Thanh (2009) Điều trị các tổn thương tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ II và III bằng phương pháp khoét chóp sử dụng vòng cắt đốt điện (LEEP). Tạp chí Y học thực hành số 3, tr. 9.
4. Hoàng Đức Vĩnh (2012) Đánh giá hiệu quả điều trị các tổn thương tại cổ tử cung bằng kĩ thuật LEEP tại bệnh viện phụ sản Trung ương. Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Chamot E, Kristensen S, Stringer JS et al (2010) Are treatments for cervical precancerous lesions in less-developed countries safe enough to promote scaling-up of cervical screening programs?. A systematic review, BMC Womens Health 10: 11.
6. Chirenje ZM, Rusakaniko S, Akino V et al (2001) A randomised clinical trial of loop electrosurgical excision procedure (LEEP) versus cryotherapy in the treatment of cervical intraepithelial neoplasia. J Obstet Gynaecol 21(6): 617-621.
7. Insinga RP, Dasbach EJ andElbasha EH (2009) Epidemiologic natural history and clinical management of Human Papillomavirus (HPV) Disease: A critical and systematic review of the literature in the development of an HPV dynamic transmission model. BMC Infect Dis 9: 119.
8. Nam KH, Kim YT, Kim SR et al (2009) Association between bacterial vaginosis and cervical intraepithelial neoplasia. J Gynecol Oncol 20(1): 39-43.