Đánh giá hiệu quả điều trị viêm nha chu có hỗ trợ laser diode 810nm lên kiểm soát đường huyết, protein phản ứng C và các cytokine viêm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

  • Nguyễn Văn Minh Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
  • Tạ Anh Tuấn Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108
  • Hoàng Tử Hùng Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Đái tháo đường týp 2, bệnh nha chu, HbA1c, protein phản ứng C, cytokine viêm

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm nha chu có hỗ trợ laser diode 810nm lên kiểm soát hàm lượng protein phản ứng C (CRP), các cytokine viêm (IL-1β, IL-6, TNF-α) và đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 30 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh lý viêm nha chu. Bệnh nhân được đánh giá các chỉ số lâm sàng nha chu gồm: Chỉ số nướu (GI), chỉ số mảng bám răng (PI), độ sâu túi nha chu (PD), mất bám dính lâm sàng (CAL) và HbA1c ở thời điểm trước điều trị và 3 tháng sau điều trị. Mẫu máu bệnh nhân được dùng để phân tích các yếu tố CRP, IL-1β, IL-6, TNF-α  ở thời điểm trước điều trị và 1 tháng sau điều trị nha chu. Kết quả: Tất cả chỉ số lâm sàng nha chu giảm có ý nghĩa thống kê sau 3 tháng điều trị. Hàm lượng các chất gây viêm toàn thân (CRP, cytokine) có giảm sau 1 tháng. Điều trị nha chu đồng thời làm giảm HbA1c có ý nghĩa sau 3 tháng. Kết luận: Điều trị nha chu không phẫu thuật có hỗ trợ laser diode có hiệu quả về mặt lâm sàng, HbA1c và làm giảm các yếu tố viêm toàn thân.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hà Thị Bảo Đan (2015) Nha chu học. Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 47-50, tr. 83-92, tr. 118-125.
2. Vũ Thị Thúy Hồng (2012) Hiệu quả của điều trị viêm nha chu đối với kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. American Academy of Periodontology (2015) American academy of periodontology task force report on the update to the 1999 classification of periodontal diseases and condition. Periodontal journal 86(7): 835-838.
4. American Diabetes Association (2019) Classification and diagnosis of diabetes. Diabetes Care 42(1): 13-28.
5. Chandra S, Shashikumar P (2019) Diode laser- A novel therapeutic approach in the treatment of chronic periodontitis in type 2 diabetes mellitus patients: A prospective randomized controlled clinical trial. J Laser Med Sci 10(1): 56-63.
6. Correa FOB, Goncalves D, Figueredo CMS (2010) Effect of periodontal treatment on metabolic control, systemic inflammation and cytokines in patients with type 2 diabetes. J Clin Periodontol 37: 53-58.
7. Eltas DS, Gursel M, Eltas A et al (2019) Evaluation of long-term effects of diode laser application treatment of poorly controlled type 2 patients with chronic periodontitis. Int J Dent Hygiene 17: 292-299.
8. Lalla E, Kaplan S, Jang J (2007) Effects of periodontal therapy on serum C-reactive protein, Se- selectine and tumor necrosis factor-α secretion by peripheral blood-derived macrophage in diabetes. A pilot study. J Periodont Res 42: 274-282
9. Preshaw PM, Alba LA et al (2012) Periodontitis and diabetes: a two-way relationship. Diabetologia 55: 21-31.
10. Shanthala BM, Wilson B, Joppan S (2017) Current use of diode lasers in dentistry. Otolaryngology 7(2): 295.