Nghiên cứu đặc điểm hạ đường huyết và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi có đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn

  • Nguyễn Trung Anh Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Nguyễn Thị Thu Hương Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Lại Thanh Hà Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Vũ Thị Thanh Huyền Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Hạ đường huyết, đái tháo đường, người cao tuổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm hạ đường huyết và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi có đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1215 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 11/2018 đến tháng 05/2019. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo mẫu bệnh án thống nhất. Hạ đường huyết được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của ADA 2017 khi đường máu ≤ 3,9mmol/l. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 1 cơn hạ đường huyết trong 6 tháng gần đây là 47,1%. Hạ đường huyết nhẹ và trung bình chiếm tỷ lệ 44,2%, hạ đường huyết nặng chiếm 2,9%. Thời gian mắc đái tháo đường càng dài, điều trị insulin, sulfonylureas hoặc suy thận làm tăng tỷ lệ hạ đường huyết ở đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuổi, giới, BMI, HbA1c không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với hạ đường huyết (p>0,05). Kết luận: Tỷ lệ hạ đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi tại Bệnh viện Thanh Nhàn khá cao. Thời gian mắc đái tháo đường càng dài, điều trị insulin, sulfonylureas hoặc bệnh thận mạn tính giai đoạn 3, 4, 5 có tỷ lệ hạ đường huyết cao hơn ở đối tượng nghiên cứu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đỗ Trung Quân (2011) Hạ đường huyết và điều trị. Bệnh nội tiết chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học, tr. 322-341, tr. 342-346, tr. 299-312.
2. Nguyễn Thị Hạnh (2014) Tìm hiểu nguyên nhân và kết quả xử trí bước đầu hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Đại học Y Hà Nội: 30.
3. Cryer P (2016) Hypoglycemia in diabetes: Pathophysiology, prevalence, and prevention. American Diabetes Association.
4. Paweł Piątkiewicz (2016) Hypoglycemia in elderly type 2 diabetes patients. J Clin Diabetes Pract 1: 101. doi:10.4172/JCDP.1000e103.
5. Tsujimoto T, Yamamoto-Honda R, Kajio H et al (2014) Vital signs, QT prolongation, and newly diagnosed cardiovascular disease during severe hypoglycemia in type 1 and type 2 diabetic patients. Diabetes Care 37(1): 217-225. doi:10.2337/dc13-0701.
6. Hope SV (2016) Hypoglycaemia in older people with diabetes. British Journal of General Practice 66(646): 315-322.
7. American Diabetes Association (2018) Standards of Medical Care in Diabetes 2018. Diabetes Care 41(1): 1-2. https://doi.org/10.2337/dc18-Sint01.
8. Melmed, Shlomo (2016) Williams textbook of endocrinology (13ed). Elsevier: 1582-1607. ISBN 978-0-323-29738-7.
8. Group, U.H.S. (2007) Risk of hypoglycaemia in types 1 and 2 diabetes: Effects of treatment modalities and their duration. Diabetologia 50(6): 1140-1147.
10. Whitmer RA, A.K., Yaffe K, Quesenberr CP (2009) Hypoglycemic episodes and risk of dementia in older patients with type 2 diabetes mellitus. Jama 1565.
11. Moen MF, Z.M., Hsu VD, Walker LD, Einhorn LM, Seliger SL, Fink JC (2009) Frequency of hypoglycemia and its significance in chronic kidney disease. Clin. J. Am. Soc. Nephrol 4: 1121–1127. doi: 10.2215/CJN.00800209.