Nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng và một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày người bệnh đột quỵ não khi xuất viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2020

  • Võ Hoàng Nghĩa Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Cao Minh Châu Trường Đại học Phenikaa, Hà Nội
  • Lã Ngọc Quang Trường Đại học ĐH Y tế công cộng

Main Article Content

Keywords

Đột quỵ não, Phục hồi chức năng, mức độ độc lập, sinh hoạt hàng ngày, xuất viện

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của người bệnh đột quỵ não khi xuất viện. Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não khi xuất viện. Xác định một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não khi xuất viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng bao gồm 215 người bệnh đột quỵ não được điều trị ổn định và cho xuất viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, người bệnh có đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ rõ ràng. Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, được thăm khám, phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn, cỡ mẫu thuận tiện. Thang điểm đánh giá các chức năng sinh hoạt hàng ngày theo Barthel. Kết quả và kết luận: Có 91,2% người bệnh có nhu cầu chăm sóc chung, nhu cầu chăm sóc cơ xương khớp nhiều nhất chiếm 91,2% và ít nhất là chăm sóc tiêu hoá đại tiện là 21,9%, tư thế đúng là 58,2%, hô hấp là 55,6%, chăm sóc loét phòng chống loét là 46,7%, tiết niệu là 42,2%, nuôi dưỡng là 38%. Chúng tôi thấy có 87,5% người bệnh có nhu cầu phục hồi chức năng, trong đó nhóm nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cao nhất là 76,5%. Sau xuất viện nguyện vọng được hướng dẫn tập tại nhà chiếm 87,5%, mong muốn được phục hồi chức năng cộng đồng là 56,6%, muốn có dịch vụ tập tại nhà 25,2%, và 18,8% muốn được cung cấp thông tin cơ sở phục hồi chức năng tại địa phương. Trong sinh hoạt hàng ngày tỷ lệ phụ thuộc tương đối cao chiếm 66,9%, trong đó phụ thuộc hoàn toàn là 28,8%. Các yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bao gồm tuổi (p<0,05), giới tính (p<0,05), tình trạng được phục hồi chức năng (p<0,05), bên liệt, tình trạng liệt (p<0,05), co rút cứng khớp (p<0,05), loại đột quỵ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2018) Hướng dẫn, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ. Quyết định số 5623/QĐ-BYT ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 10-59.
2. Cao Minh Châu (2003) Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não tại Cộng đồng năm 2003. Tạp chí Nghiên cứu Y học 22(2). Truy cập ngày 25/3/2020 trên Https: text.123doc.net.
3. Trần Văn Chương (2011) Phục hồi chức năng bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não (phần 1). Truy cập từ Http// thaythuocvietnam.vn. Ngày 30-3-2020. tr. 1264-1281.
4. Nguyễn Thị Như Mai (2013) Nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng và một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân tai biến mạch máu não khi xuất viện tại Bệnh viện lão khoa Trung ương năm 2013. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng năm 2013. Trường Đại học Y tế công cộng.
5. Lê Thị Thảo (2003) Nghiên cứu nhu cầu phục hồi chức năng là một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh sau tai biến mạch máu não tại cộng đồng quận Ba Đình năm 2003. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng năm 2003. Trường Đại học Y tế công cộng.
6. Hoàng Ngọc Thắm (2012) Thực trạng nhu cầu và chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp của điều dưỡng viên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đak Lak năm 2012. Luận văn Thạc sĩ quản lý Bệnh viện năm 2012.Trường Đại học Y tế Công cộng.
7. Nguyễn Văn Triệu (2005) Nghiên cứu thực trạng những người sau tai biến mạch máu não và các yếu tố liên quan đến phục hồi chức năng, tái hội nhập cộng đồng. Luận án Tiến sĩ y học năm 2005, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Trần Văn Tuấn (2018) Đánh giá thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ não và hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà ở Thành phố Thái nguyên. Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108,12 (5/2019), tr. 388-394.
9. Wyller TB, Soding KM, Sveen U, ljunggewn AE Bautz, Holter E (2017) Are there gender differences in funtional out come after stroke. Clin rehabil 11(2): 171-187.
10. World health organization (WHO) (2011) Cerebrovascular diseases prevention treatment and Rehabilitation: 24-26.