Đào tạo thực hành an toàn với thuốc chống ung thư cho điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thu Thuỷ Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Điều dưỡng, thực hành an toàn, thuốc chống ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích nguồn cung cấp kiến thức và nhu cầu đào tạo của điều dưỡng làm việc với thuốc chống ung tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi tự điền được thực hiện tại 5 khoa lâm sàng của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 75 điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu. Kết quả: Điểm trung bình của điều dưỡng là 36,4. Phần lớn điều dưỡng chưa được đào tạo về thực hành an toàn với thuốc chống ung thư. Điều dưỡng có được kiến thức từ việc chia sẻ của đồng nghiệp và từ kinh nghiệm cá nhân tương ứng là 82,4% và 70,7%. 97,3% điều dưỡng có nhu cầu đào tạo về thực hành an toàn với thuốc chống ung thư. Kết luận: Điều dưỡng thiếu đào tạo và mong muốn được đào tạo về thực hành an toàn với thuốc chống ung thư để bảo vệ họ tại môi trường làm việc.


Từ khoá: Điều dưỡng, thực hành an toàn, thuốc chống ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Shahrasbi AA, Afshar M, Shokraneh F et al (2014) Risks to health professionals from hazardous drugs in Iran: A pilot study of understanding of healthcare team to occupational exposure to cytotoxics. EXCLI J 13: 491-501.
2. Turk M, Davas A, Ciceklioglu M et al (2004) Knowledge, attitude and safe behaviour of nurses handling cytotoxic anticancer drugs in Ege University Hospital. Asian Pac J Cancer Prev 5(2): 164-168.
3. American Society of Health System Pharmacists (ASHP) (2006) ASHP guidelines on handling hazardous drugs.
4. Coakley N, Easty AC, Cheng R, Cividino M, Savage P, Tozer R, White RE (2015) Safe handling of cytotoxics: Guideline recommendations. Current Oncology 22(1): 27-37.
5. Jeong KW, Lee BY, Kwon MS et al (2015) Safety management status among nurses handling anticancer drugs: Nurse awareness and performance following safety regulations. Asian Pac J Cancer Prev 16(8): 3203-3211.
6. Bernabeu-Martínez MA, Ramos Merino M, Santos Gago JM, Álvarez Sabucedo LM, Wanden-Berghe C, Sanz-Valero J (2018) Guidelines for safe handling of hazardous drugs: A systematic review. Plos One 13(5): 0197172.
7. Martha P, Patricia CC (2012) Factors influencing oncology nurses' use of hazardous drug safe-handling precautions. Oncology nursing forum 39(3): 299-309.
8. Abdol AS, Afshar M, Shokraneh F et al (2014) Risks to health professionals from hazardous drugs in Iran: A pilot study of understanding of healthcare team to occupational exposure to cytotoxics. EXCLI journal 13: 491-501.
9. Torsten HT (2009) Current challenges in European oncology pharmacy practice. Journal of Oncology Pharmacy Practice 16(1): 9-18.
10. Topcu S, Beser A (2017) Oncology nurses’ perspectives on safe handling precations: A qualitative study. Contemp Nurse 53(3): 271-283.