So sánh hiệu quả của phương pháp phá hủy mầm sinh móng bằng laser CO2 và dung dịch phenol 88% trong điều trị móng chọc thịt

  • Nguyễn Trọng Hào Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đỗ Thị Thanh Tâm Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Châu Văn Trở Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Nguyễn Trần Ngọc Huyền Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Lê Thị Thanh Trúc Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Móng chọc thịt, laser CO2, dung dịch phenol 88%, mầm sinh móng

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả điều trị của phương pháp huỷ mầm sinh móng bằng laser CO2 và bằng dung dịch phenol 88% trong điều trị móng chọc thịt giai đoạn II - III. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng so sánh trên 72 bệnh nhân với 78 móng chọc thịt được điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2018 đến tháng 6/2019. 78 móng chọc thịt được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, mỗi nhóm 39 móng chọc thịt. Cả hai nhóm đều được phẫu thuật cắt bỏ 1 phần bản móng bằng kéo + cefpodoxim 200mg × 2 lần/ngày trong 7 ngày. Nhóm I được phá hủy mầm sinh móng bằng laser CO2; nhóm II được phá hủy mầm sinh móng bằng dung dịch phenol 88%. Đánh giá kết quả sau điều trị 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Đề cương được thông qua Hội đồng đạo đức Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu được xử lý bằng Stata 21.0. Kết quả: Tuổi nhỏ nhất 16 tuổi, lớn nhất 60 tuổi, nhóm tuổi 18 - 30 tuổi chiếm 58,33%, nữ chiếm 51,39%, vị trí và độ nặng của móng chọc thịt không khác nhau giữa hai nhóm. Sau điều trị 6 tháng tỷ lệ thành công ở cả hai nhóm là 89,74%, không có tai biến, có 1 móng chọc thịt tái phát ở nhóm I. Kết luận: Phá hủy mầm sinh móng bằng laser CO2 hoặc dung dịch phenol 88% đều có hiệu quả cao, an toàn, ít tái phát trong điều trị móng chọc thịt.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Sỹ Hoá, Phạm Cao Kiêm (2015) Đánh giá hiệu quả điều trị móng chọc thịt bằng laser CO2. Bệnh viện Da liễu Trung ương.
2. Trần Công Duyệt, Hà Viết Hiền, Vũ Công Lập (2008) Phân huỷ quang nhiệt chọn lọc trong ngoại khoa thẩm mỹ. Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 151-160.
3. AlGhamdi KM, Khurram H et al (2014) Nail tube splinting method versus lateral nail avulsion with phenol matricectomy: A prospective randomized comparative clinical trial for ingrown toenail treatment. Dermatol Surgery 40(11): 1214-1220.
4. Benjamin IT, Amaefula TE (2017) Ingrown toe nail as seen in Bayelsa state Nigeria. International Journal of Advances in Medicine Benjamin 4(3): 614-619.
5. Bostanci S, Ekmekc¸Iç P et al (2001) Chemical matricectomy with phenol for the treatment of ingrowing toenail: A review of the literature and follow-up of 172 treated patients. Acta Dermato Venereologica 81: 181-183.
6. Karaca N, Dereli T (2012) Treatment of ingrown toenail with proximolateral matrix partial excision and matrix phenolization. Annal of Family Medicine 10(6): 556-559.
7. Lin YC, Su HY et al (2002) A surgical approach to ingrown nail: Partial matricectomy using CO2 laser. Dermatol Surgery 28(7): 578-580.
8. Sajj Muhammad, Asahraf F (2007) Ingrowing toe nail. Pakistan Journal Of Medical Sciences 23(1): 150-151.
9. Serour F et al (2002) Recurrent ingrown big toenails are efficiently treated by CO2 laser. Dermatologic Surgery 28(6): 509-512.
10. Vaccari S, Dika E et al (2010) Partial excision of matrix and Phenolic ablation for the treatment of ingrowing toenail: A 36-month follow-up of 197 treated patients. Dermatologic Surgery 36(8): 1288-1293.