Đánh giá tốc độ phân hủy sinh học và tính tương thích sinh học của vật liệu kết xương magie phủ hydroxyapatite trên mô hình invitro

  • Lê Hanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Hải Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Thế Hoàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Minh Hải Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Lê Thị Trang Học viện Công nghệ Tokyo, Nhật Bản
  • Lê Văn Quân Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Việt Nam Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Vật liệu kết xương Mg, hydroxyapatite, phân hủy sinh học, tương thích sinh học

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tốc độ tự tiêu và khả năng tương thích sinh học của vật liệu kết xương magie (Mg) phủ hydroxyapatite (HAp) nhằm ứng dụng trong chấn thương chỉnh hình. Đối tượng và phương pháp: Vật liệu kết xương Mg phủ HAp được sử dụng cho thí nghiệm nuôi cấy tế bào trong môi trường MEM-a. Tốc độ tự tiêu của vật liệu kết xương được đánh giá bằng lượng khí hydro giải phóng và hình thái bề mặt mẫu. Khả năng tương thích sinh học của vật liệu kết xương được đánh giá qua hình thái tế bào, khả năng tăng sinh của tế bào. Kết quả: Thí nghiệm nuôi cấy tế bào MC3T3-E1 trong môi trường MEM-a cho thấy mẫu được phủ HAp không những thể hiện lượng khí hydro thoát ra giảm mà còn có mật độ tế bào tăng sinh lớn hơn nhiều so với mẫu không được phủ HAp. Kết luận: Lớp phủ HAp vừa có khả năng làm giảm tốc độ tự tiêu vừa làm tăng tính tương thích sinh học của vật liệu kết xương phù hợp để ứng dụng vào chấn thương chỉnh hình.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hing KA (2004) Bone repair in the twenty-first century: Biology, chemistry or engineering?. Philosophical Transactions of the Royal Society A: Mathematical, Physical and Engineering Sciences 362(1825): 2821-2850.
2. Wu S, Liu X, Yeung KWK, Liu C, and Yang X (2014) Biomimetic porous scaffolds for bone tissue engineering. Mater. Sci. Eng. R Reports 80(1): 1-36.
3. Larry HL and Julia MP (2002) Third-generation biomedical materials. Science 80(295): 1014-1017.
4. Mordike BL and Ebert T (2001) Magnesium Properties - applications - potential. Materials Science and Engineering A 302(1):37-45.
5. Sumner DR (2015) Long-term implant fixation and stress-shielding in total hip replacement. J. Biomech 48(5): 797-800.
6. Witte F (2010) The history of biodegradable magnesium implants: A review. Acta Biomater 6(5): 1680-1692.
7. Atrens A, Liu M, and Zainal Abidin NI (2011) Corrosion mechanism applicable to biodegradable magnesium implants. Mater. Sci. Eng. B Solid-State Mater. Adv. Technol 176(20): 1609-1636.
8. Noviana D, Paramitha D, Ulum MF, and H Hermawan (2016) The effect of hydrogen gas evolution of magnesium implant on the postimplantation mortality of rats. J. Orthop. Transl 5: 9-15.
9. Li X, Liu X, Wu S, Yeung KWK, Zheng Y, and Chu PK (2016) Design of magnesium alloys with controllable degradation for biomedical implants: From bulk to surface. Acta Biomater 45: 2-30.
10. Kim YK et al (2018) Gas formation and biological effects of biodegradable magnesium in a preclinical and clinical observation. Sci. Technol. Adv. Mater 19(1): 324–335.