Đánh giá hiệu quả kiểm soát hô hấp của phương pháp thông khí cao tần trong phẫu thuật cắt nối và tạo hình khí quản

  • Đinh Thị Thu Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Minh Lý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Công Quyết Thắng Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô
  • Tống Xuân Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hẹp khí quản, cắt nối và tạo hình khí quản, thông khí cao tần cơ học

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kiểm soát hô hấp của phương pháp thông khí cao tần trong phẫu thuật cắt nối và tạo hình khí quản. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2019 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 41 bệnh nhân hẹp khí quản có độ tuổi từ 15 đến 75 tuổi đã được phẫu thuật cắt nối khí quản dưới gây mê kiểm soát đường thở bằng phương pháp thông khí cao tần. Trong phẫu thuật, một catheter 12Fr được luồn qua khí quản, cách carina khoảng 3cm, thông khí cao tần bằng tay với máy Manual Jet Ventilation (VBM Medizintechnik GmbH, Germany) với tần số 100 - 150 lần/phút, áp lực 0 - 3,5bar (0 - 51psi, không vượt quá 51psi), FiO2 100%. Kết quả: Thời gian thông khí cao tần trung bình là 31,9 ± 9,9 phút. Huyết động của bệnh nhân ổn định trong suốt quá trình phẫu thuật, trường mổ mở rộng thuận lợi cho phẫu thuật. Tất cả 41 bệnh nhân được gây mê hồi sức an toàn trong mổ. Khí máu động mạch trung bình sau thông khí cao tần 15 phút pH là 7,33 ± 0,99, PaO2 là 308,8 ± 130,0, PaCO2 là 45,6 ± 10,2, HCO3 là 28,7 ± 7,8, khí máu động mạch tương ứng sau thông khí cao tần 30 phút là 7,29 ± 0,06, 295,6 ± 124,0, 52,2 ± 11,1, 30,6 ± 6,4, kết thúc thông khí cao tần 15 phút là 7,42 ± 0,06, 273,9 ± 78,0, 37,8 ± 5,6, 28,5 ± 5,8. PaCO2 tăng sau thông khí cao tần 30 phút, nhưng trở về giá trị bình thường sau kết thúc thông khí cao tần 15 phút. Sau mổ, 31 bệnh nhân rút ống nội khí quản ngay sau mổ, 10 bệnh nhân rút ống tại đơn vị hồi sức tích cực. Kết luận: Thông khí cao tần có thể áp dụng đảm bảo an toàn trong phẫu thuật cắt nối tạo hình khí quản.


Từ khóa: Hẹp khí quản, cắt nối và tạo hình khí quản, thông khí cao tần cơ học.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Quách Thị Cần (2012) Nghiên cứu hình thái học lâm sàng của 106 bệnh nhân sẹo hẹp thanh khí quản tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Tạp chí Thông tin Y Dược. Số 2, tr. 15-18.
2. Bruno HP (2015) Jet ventilation. Critical Care Medicine (Second Edition): 172-174.
3. Hermes CG (2003) The history of tracheal surgery. Chest Surgery Clinics of North America 13(2): 175-189.
4. Hobai IA, Chhangani SV, Alfille PH (2012) Anesthesia for tracheal resection and reconstruction. Anesthesiol Clin 30(4): 709-730.
5. Magnusson L, Lang FJ, Monnier P et al (1997) Anaesthesia for tracheal resection: Report of 17 cases. Can J Anaesth 44(12): 1282-1285.
6. Myer CM, O'Connor DM, Cotton RT (1994) Proposed grading system for subglottic stenosis based on endotracheal tube sizes. Ann Otol Rhinol Laryngol 103(4): 319-323.
7. Patricia YB, Roger SW (1988) Anesthetic management for tracheal resection and reconstruction. Journal of Cardiothoracic Anesthesia 2(6): 821-835.
8. Peter B, Thomas RH, Walter W et al (2001) Laryngeal mask airway and high-frequency Jet Ventilation for the resection of a highgrade upper tracheal stenosis. Journal of Clinical Anesthesia 13: 141-143.
9. Ross Anderson DJ, Ferguson C, Patel A (2011) Transtracheal jet ventilation in 50 patients with severe airway compromise and stridor. Br J Anaesth 106(1): 140-144.