Nghiên cứu đặc điểm trầm cảm ở bệnh nhân đau mạn tính điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103

  • Nguyễn Đức Thuận Bệnh viện Quân y 103
  • Đặng Thành Chung Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Đau mạn tính, rối loạn trầm cảm, Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa trầm cảm và đau mạn tính ở bệnh nhân điều trị tại Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: Gồm 246 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 09/2018 đến tháng 4/2019 với biểu hiện đau mạn tính (thời gian đau kéo dài trên 3 tháng tính tới thời điểm tuyển chọn vào nghiên cứu). Đặc điểm về đau được thống kê theo vị trí, tính chất, cường độ. Rối loạn trầm cảm được chẩn đoán và tính theo thang điểm DASS 21. Kết quả: Trong tổng số 1470 bệnh nhân được khám tuyển thì có 500 bệnh nhân có đau trong đó bệnh nhân đau mạn tính chiếm 246/1470 (16,7%). Trong đó, có 45/246 (18,3%) bệnh nhân có rối loạn trầm cảm với rối loạn trầm cảm nhẹ, vừa và nặng chiếm lần lượt 57,78%, 40% và 2,22%. Bệnh nhân có thời gian bị đau lâu (> 3 năm), cùng với mức độ đau vừa và nặng thì có mức độ trầm cảm nặng hơn (p<0,05). Chưa có sự khác biệt về mức độ trầm cảm ở các nhóm tuổi và giới tính. Kết luận: Trong 246 bệnh nhân đau mạn tính có 45 (18,3%) bị rối loạn trầm cảm với chủ yếu là mức độ trầm cảm vừa và nhẹ với 97,78%. Bệnh nhân có thời gian bị đau lâu; cùng với mức độ đau vừa và nặng thì có mức độ trầm cảm nặng hơn (p<0,05).


Từ khóa: Đau mạn tính, rối loạn trầm cảm, Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Yongjun Z, Tingjie Z, Xiaoqiu Y et al (2020) A survey of chronic pain in China. Libyan J Med 15(1): 30-35.
2. Lily RMZ ET et al (2014) A systematic review of the prevalence and measurement of chronic pain in Asian adults. Pain Management Nursing: 1-13.
3. Didier B et al (2008) Prevalence of chronic pain with neuropathic characteristics in the general population. PAIN, Elsevier 136(3): 380-387.
4. Roy R, Thomas M (1986) A survey of chronic pain in an elderly population. Can Fam Physician 32: 513-516.
5. Turk DC, Okifuji A, Scharff L (1995) Chronic pain and depression: Role of perceived impact and perceived control in different age cohorts. Pain 61(1): 93-101.
6. Scherer M, Hansen H, Gensichen J et al (2016) Association between multi-morbidity patterns and chronic pain in elderly primary care patients: A cross-sectional observational study. BMC Fam Pract 17: 68.
7. Ohayon MM, Stingl JC (2012) Prevalence and comorbidity of chronic pain in the German general population. J Psychiatr Res 46(4): 444-454.
8. Zis P, Daskalaki A, Bountouni I et al (2017). Depression and chronic pain in the elderly: Links and management challenges. Clin Interv Aging 12: 709-720.
9. Torta RG, Munari J (2010) Symptom cluster: depression and pain. Surg Oncol 19(3): 155-159.
10. Karlin BE, Brown GK, Trockel M et al (2012) Taylor CB. National dissemination of cognitive behavioral therapy for depression in the Department of Veterans Affairs health care system: Therapist and patient-level outcomes. J Consult Clin Psychol 80(5): 707-718.