Sự thay đổi nồng độ natri huyết thanh sau mổ lấy sỏi thận qua da

  • Lê Đình Nguyên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Lê Chuyên Bệnh viện Bình Dân
  • Lê Anh Tuấn Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Lấy sỏi thận qua da, dịch rửa, natri huyết thanh

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi nồng độ ion natri huyết thanh (Na+) sau mổ lấy sỏi thận qua da dùng dịch rửa là sorbitol 3% và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: 100 bệnh nhân có sỏi thận > 2cm được điều trị bằng phương pháp lấy sỏi thận qua da tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2016. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, không đối chứng. Xét nghiệm nồng độ Na+ huyết thanh trước và sau mổ ngày thứ nhất. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0; so sánh bằng phép kiểm T và đánh giá sự thay đổi Na+ liên quan với các yếu tố thể tích dịch rửa, thời gian mổ. Kết quả: Nồng độ Na+ huyết thanh sau mổ giảm so với trước mổ (134,41mmol/l so với 137,83mmol/l), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Không có tương quan giữa lượng dịch rửa dùng trong mổ và mức độ thay đổi Na+ huyết thanh sau mổ (r = 0,197, p=0,05). Không có tương quan giữa thời gian mổ và mức độ thay đổi Na+ huyết thanh sau mổ (r = 0,155, p=0,125). Kết luận: Nồng độ Na+ huyết thanh giảm sau mổ lấy sỏi thận qua da. Lượng dịch rửa, thời gian mổ không liên quan sự thay đổi nồng độ Na+ sau mổ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hosseini MM et al (2014) Percutaneous nephrolithotomy: Is distilled water as safe as saline for irrigation?. Urol J 11(3): 1551-1556.
2. Saxena D et al (2019) Effects of fluid absorption following percutaneous nephrolithotomy: Changes in blood cell indices and electrolytes. Urol Ann 11(2): 163-167.
3. Atici S et al (2001) Hormonal and hemodynamic changes during percutaneous nephrolithotomy. Int Urol Nephrol 32(3): 311-314.
4. Dimberg M et al (1993) Absorption of irrigating fluid during percutaneous transrenal lithotripsy. Scand J Urol Nephrol 27(4): 463-467.
5. Feizzadeh B et al (2006) Distilled water as an irrigation fluid in percutaneous nephrolithotomy. Urol J 3(4): 208-211.
6. Khoshrang H et al (2012) Comparative study of hemodynamics electrolyte and metabolic changes during prone and complete supine percutaneous nephrolithotomy. Nephrourol Mon 4(4): 622-628.
7. Koroglu A et al (2003) The effects of irrigation fluid volume and irrigation time on fluid electrolyte balance and hemodynamics in percutaneous nephrolithotripsy. Int Urol Nephrol 35(1): 1-6.
8. Kukreja RA et al (2002) Fluid absorption during percutaneous nephrolithotomy: Does it matter?. J Endourol 16(4): 221-224.
9. Mohta M et al (2008) Haemodynamic, electrolyte and metabolic changes during percutaneous nephrolithotomy. Int Urol Nephrol 40(2): 477-482.
10. Xu S et al (2014) A prospective comparative study of haemodynamic, electrolyte, and metabolic changes during percutaneous nephrolithotomy and minimally invasive percutaneous nephrolithotomy. World J Urol 32(5): 1275-1280.