Kết quả phẫu thuật chuyển thần kinh phục hồi gấp khuỷu, giạng và xoay ngoài khớp vai

  • Nguyễn Văn Phú Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Việt Tiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Viết Ngọc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Chuyển thần kinh, liệt cao đám rối cánh tay, phục hồi gấp khuỷu, giạng và xoay ngoài khớp vai

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ phục hồi gấp khuỷu, giạng và xoay ngoài khớp vai bằng phẫu thuật chuyển thần kinh điều trị tổn thương liệt cao đám rối cánh tay. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu. 81 bệnh nhân (77 nam, 4 nữ), tuổi: 29,9, bị nhổ, đứt các rễ C5, C6, ± C7 đám rối cánh tay do chấn thương, được chuyển thần kinh kép, thần kinh đầu dài cơ tam đầu cho nhánh trước thần kinh mũ, thần kinh XI cho thần kinh trên vai từ tháng 01/2012 đến tháng 6/2017. Thời điểm phẫu thuật trung bình là 4,3 tháng (1 - 12 tháng). Thời gian theo dõi sau mổ trung bình là 51,3 tháng (24 - 89 tháng). Kết quả: Gấp khuỷu đạt M4 là 100%, nâng tạ: 10,4kg; kết quả rất tốt: 67,9%, tốt: 32,1%. Giạng vai đạt M4 là 79%, góc giạng vai: 128,2˚; kết quả rất tốt: 43,2%, tốt: 35,8%, trung bình: 8,7%, kém: 12,3%. Xoay ngoài khớp vai đạt M4 là 86,4%, góc xoay: 108,3°; kết quả rất tốt: 74,1%, tốt: 12,3%, trung bình: 6,2%, kém: 7,4%. Kết luận: Phương pháp chuyển thần kinh kép phục hồi gấp khuỷu, chuyển thần kinh đầu dài cơ tam đầu cho nhánh trước thần kinh mũ, thần kinh XI cho thần kinh trên vai phục hồi giạng và xoay ngoài khớp vai cho kết quả tốt. Đây là phương pháp hữu hiệu, cần được ưu tiên lựa chọn để điều trị tổn thương liệt cao đám rối cánh tay do chấn thương.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Đoàn, Nguyễn Văn Phú (2019) Kết quả điều trị liệt không hoàn toàn đám rối cánh tay bằng phẫu thuật chuyển thần kinh. Tạp chí Y học Việt Nam. tập 478, tháng 5, số 2, tr. 22-26.
2. Bertelli JA, Ghizoni MF (2004) Reconstruction of C5 and C6 brachial plexus avulsion injury by multiple nerve transfers: Spinal accessory to suprascapular, ulnar Fascicles to Biceps Branch, and Triceps Long or Lateral Head Branch to Axillary Nerve. Journal of Hand Surgery 29(1): 131-139.
3. Bhandari PS, Sadhotra LP, Bhargava P et al (2008) Multiple nerve transfers for the reanimation of shoulder and elbow functions in irreparable C5, C6 and upper truncal lesions of the brachial plexus. Indian Journal of Neurotrauma 5(2): 95-104.
4. Forli A, Bouyer M, Aribert M et al (2017) Upper limb nerve transfers: A review. Hand Surgery and Rehabilitation 36(3): 151-172.
5. Leechavengvongs S, Witoonchart K, Uerpairojkit C et al (2003) Nerve transfer to deltoid muscle using the nerve to the long head of the triceps, Part II: A Report of 7 Cases. The Journal of Hand Surgery 28A(4): 633-638.
6. Liverneaux PA, Diaz LC, Beaulieu J et al (2006) Preliminary results of double nerve transfer to restore elbow flexion in upper type brachial plexus palsies. Plastic and Reconstructive Surgery 117(3): 915-919.
7. Mackinnon SE, Novak CB, Myckatyn TM et al (2005) Results of Reinnervation of the Biceps and Brachialis Muscles with a Double Fascicular Transfer for Elbow Flexion. The Journal of Hand Surgery (European Volume) 30(5): 978-985.
8. Oberlin C, Beal D, Leechavengvongs S et al (1994) Nerve transfer to biceps muscle using a part of ulnar nerve for C5-C6 avulsion of the brachial plexus: Anatomical Study and Report of Four Cases. The Journal of Hand Surgery 19A(2): 232-237.
9. Samardzić M, Rasulić L, Grujiscić D et al (2000) Results of nerve transfers to the musculocutaneous and axillary nerves. Journal of Neurosurgery 46(1): 93-103.