Tán sỏi nội soi ống mềm điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá: Kết quả bước đầu

  • Trương Thanh Tùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
  • Hoàng Long Bệnh viện Việt Đức

Main Article Content

Keywords

Sỏi thận, phẫu thuật nội thận ngược dòng, nội soi niệu quản ống mềm

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu của phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm điều trị sỏi thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu. Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân được điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm tại Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá từ năm 2016 đến năm 2018. Kết quả: Gồm 5 bệnh nhân (4 nam, 1 nữ) với tuổi trung bình 52,6 ± 10,2 năm, chỉ số khối cơ thể trung bình 24,8 ± 6,4kg/m2. Sỏi đài thận đơn thuần 4/5 bệnh nhân, thận giãn ứ nước độ I: 2/5 bệnh nhân. Đặt sonde JJ trước mổ 1 - 2 tuần 5/5 bệnh nhân. Đặt ống sheath trong mổ 100%. Định vị bằng C-arm 3/5 bệnh nhân. Thời gian mổ trung bình 65,2 ± 29,4 phút. Rút sonde niệu đạo sau 2 ngày. Thời gian nằm viện 3 ngày. Không có tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ. Tỷ lệ sạch sỏi sớm đạt 4/5 bệnh nhân. Sử dụng thêm các phương pháp khác (tán sỏi ngoài cơ thể) 1/5 bệnh nhân. Rút JJ sau mổ 2 tuần đến 1 tháng với tỷ lệ sạch sỏi sau rút JJ là 5/5 bệnh nhân. Kết luận: Tán sỏi đài bể thận bằng nội soi ống mềm là phương pháp điều trị mới, an toàn và ít xâm lấn hiện nay.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phan Trường Bảo (2016) Đánh giá vai trò nội soi mềm trong điều trị sỏi thận. Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
2. Phạm Ngọc Hùng, Lê Đình Khánh (2017) Nghiên cứu ứng dụng nội soi mềm niệu quản ngược dòng tán sỏi đài thận bằng laser holmium. Y học Việt Nam, tập 452, số1/2017, tr. 8-11.
3. Hoàng Long và cộng sự (2018) Hiệu quả ứng dụng nội soi ngược dòng ống mềm điều trị sỏi thận. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 22, số4/2018, tr. 213-220.
4. Alazaby H, Khalil M et al (2018) Outcome of retrograde flexible ureterorenoscopy and laser lithotripsy for treatment of multiple renal stones. African Jour of Urol 24: 146-151.
5. Fan S, Gong B, Hao Z (2015) Risk factors of infectious complications following flexible ureteroscope with a holmium laser: A retrospective study. Inter J of Clinical and Experimental Medicine 8(7): 11252-11259.
6. Guisti G, Proietti S et al (2016) Current standard technique for modern flexible ureteroscopy: Tips and tricks. European Association of Urol, Eruro 6744: 1-7.
7. Miernik A, Wilhelm K, Ardelt PU (2012) Standardized flexible ureteroscopic technique to improve stone. Urology 80(6): 1198-1202.
8. Resorlu B, Oguz U, Resolu EB (2012) The impact of pelvicaliceal anatomy on the success of retrograde intrarenal surgery in patients with lower pole renal stones. Urology 79(1): 61-66.
9. Salvadó JA, Olivares R et al (2018) Retrograde intrarenal surgery using the single - use flexible ureteroscope Uscope 3022 (PusenTM): Evaluation of clinical results. Cent European J Urol 71: 202-207.