Hiệu quả điều trị kẹp clip đơn thuần và kẹp clip kết hợp tiêm adrenaline trong điều trị chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng

  • Đào Nguyên Khải Bệnh viện Đa khoa Thị xã Phú Thọ
  • Vũ Văn Khiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Thu Hồ Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Chảy máu tiêu hóa, dạ dày tá tràng

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả kẹp clip đơn thuần với kẹp clip kết hợp tiêm adrenaline trong điều trị chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng. Đối tượng và phương pháp: 150 bệnh nhân có chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm dùng clip + tiêm adrenaline (n = 75) và nhóm dùng clip đơn thuần (n = 75). Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị nội trú, khám lâm sàng, cận lâm sàng và nội soi đường tiêu hóa trên. Các thông số cần đánh giá so sánh giữa 2 nhóm gồm tỷ lệ cầm máu ban đầu, tỷ lệ chảy máu tiêu hóa tái phát, tỷ lệ chuyển mổ. Kết quả: Hiệu quả cầm máu nhóm kẹp clip + tiêm adrenaline đạt 75/75 bệnh nhân (100%) so với 68/75 bệnh nhân (90,7%) ở nhóm kẹp clip đơn thuần (p<0,05). Tỷ lệ chảy máu tiêu hóa tái phát, lượng máu phải truyền, thời gian nằm viện, tỷ lệ chuyển mổ của nhóm kẹp clip + tiêm adrenaline thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với bệnh nhân kẹp clip đơn thuần. Các tác dụng phụ sau thủ thuật gồm: Đau rát họng, nôn và buồn nôn, đau nhẹ thượng vị. Không có sự khác nhau về tác dụng phụ giữa 2 nhóm điều trị. Kết luận: Điều trị kết hợp kẹp clip + tiêm adrenalin cho hiệu quả tốt hơn so điều trị kẹp clip đơn thuần.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam (2009) Khuyến cáo xử trí xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tạp chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, tập IV, số 17, tr. 1178-1192.
2. Bộ Y tế - Bệnh viện Bạch Mai (2011) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Nhà xuất bản Y học.
3. Trần Việt Tú, Thái Bá Có (2005) Nhận xét hiệu quả của 2 dung dịch NaCl 3,6% - adrenaline 1/10.000 và polidocanol trong điều trị chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng qua nội soi. Y học thực hành số 4, tr. 23-25.
4. Lewis JD, Bilker WB, Brensinger C et al (2002) Hospitalization and mortality rates from peptic ulcer disease and GI bleeding in the 1990s: Relationship to sales of nonsteroidal anti-inflammatory drugs and acid suppression medications. Am J Gastroenterol 97: 2540-2549.
5. Forrest JA, Finlayson ND, Shearman DJ (1974) Endoscopy in gastrointestinal bleeding. Lancet 2(7877): 394-397.
6. Barkun A, Sabbah S, Enns R et al (2004) The Canadian registry on nonvariceal Upper Gastrointestinal Bleeding and Endoscopy (RUGBE): Endoscopic hemostasis and proton pump inhibition are associated with improved outcomes in a real-life setting. Am J Gastroenterol 99: 1238-1246.
7. Lim CH, Vani D, Shah SG et al (2006) The outcome of suspected upper gastrointestinal bleeding with 24 hour access to upper gastrointestinal endoscopy: A prospective cohort study. Endoscopy 38: 581-585.
8. Forrest JA, Finlayson ND, Shearman DJ (1974) Endoscopy in gastrointestinal bleeding. Lancet 2: 394-397.
9. Khan IY, Naresh TG (2011) Nonvariceal upper gastrointestinal bleeding. Clinical Gastrointestinal Endoscopy- Second Edition, Chapter 12: 128-144.