Nghiên cứu một số đặc điểm điện cơ dây thần kinh giữa trên bệnh nhân hội chứng ống cổ tay

  • Nguyễn Văn Hướng Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Quang Cường Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Hội chứng ống cổ tay, điện cơ

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả, đánh giá một số đặc điểm điện cơ của dây thần kinh giữa trên bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay qua triệu chứng lâm sàng và điện cơ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Kết quả: Giảm tốc độ dẫn truyền cảm giác gặp 90%. 86,7% có kéo dài thời gian tiềm tàng cảm giác. Giảm biên độ đáp ứng cảm giác gặp 80%. Kéo dài thời gian tiềm tàng vận động 33,3%. Giảm tốc độ dẫn truyền vận động 40%. Giảm biên độ đáp ứng vận động 86,7%. Thời gian tiềm tàng trung bình cảm giác dây thần kinh giữa là 3,08 ± 0,52ms và kéo dài hơn so với bên bình thường (2,82 ± 0,583ms) có ý nghĩa thống kê với p=0,019 < 0,05. Tốc độ dẫn truyền cảm giác dây thần kinh giữa trung bình trên tay bệnh là 37,4 ± 5,71m/s giảm hơn so với bên lành (40,78 ± 7,63m/s) có ý nghĩa thống kê với p=0,029 < 0,05. Kết luận: Hội chứng ống cổ tay hay gặp nhất là giảm tốc độ dẫn truyền cảm giác dây thần kinh giữa 90%, kéo dài thời gian tiềm tàng cảm giác 86,7%, giảm biên độ đáp ứng cảm giác 80%. Chỉ số trung bình biến đổi bất thường về điện sinh lý của sợi cảm giác dây giữa có sự khác biệt.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Công (1998) Điện sinh lý thần kinh và bệnh lý thần kinh - cơ. Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr. 154-156.
2. American Academy of Orthopaedic Surgeons (2007) Clinical practice guideline on the diagnosis of carpal tunnel syndrom.
3. Gelberman RH, Hergenroeder PT, Hargens AR, Lundborg GN, Akeson WH (1981) The carpal tunnel syndrome. A study of carpal canal pressures. J Bone Joint Surg Am 63(3): 380-383.
4. Dawson DM, Hallet M, Wilbourn AJ (1999) Carpal tunnel syndrome. Entrapment neuropathies. 3rd ed. Lippincott – Raven: 20-94.
5. Stevens JC, Sun S, Beard CM, O’Fallon WM, Kurland LT (1961) Carpal tunnel syndrome in Rochester. Minnesota, 1961 to 1980. Neurology 38: 134-138.
6. Bland JDP, Rudolfer MS (2003) Clinical surveillance of carpal tunnel syndrome in tow areas of the United Kingdom, 1991 - 2001. Journal of Neurology, Neurosurgery and Psychiatry 74: 1674-1679.
7. Kouyoumdjian JA et al (2002) Evaluation of age, body mass index and wrist index as risk factor of Carpal tunnel syndrome severity muscle nerve. Muscle Nerve. 25(1): 93-97.
8. Rossignol M, Stock S, Patry L, Armstrong B (1997) Carpal tunnel syndrome: What is attributable to work? The Montreal study. Occupational and Environmental Medicine 54: 519-523.
9. Bagatur AE, Zorer G (2001) The carpal tunnel syndrome is a bilateral disorder. J bone Joint Surg 83-B: 665-668.
10. Nora DB, Becker J, Ehlers JA, Gomes I (2004) Clinical features of 1039 patients with neurophysiological diagnosis carpal tunnel syndrome. Clin Neurol Neurosurg 107(1): 64-69.