Điều trị trầm cảm không dùng thuốc bằng kỹ thuật kích thích từ xuyên sọ

  • Tô Thanh Phương Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1

Main Article Content

Keywords

Kích thích từ xuyên sọ, trầm cảm, không dùng thuốc

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kích thích từ xuyên sọ trong điều trị rối loạn trầm cảm không dùng thuốc. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, phân tích về hiệu quả điều trị trầm cảm không dùng thuốc bằng kích thích từ xuyên sọ trên 90 bệnh nhân (nhóm N1) và nhóm chứng 90 bệnh nhân điều trị bằng amitriptyline (nhóm N2) tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 từ tháng 3/ 2017 đến tháng 3/ 2019. Kết quả: Các rối loạn cảm xúc còn lại (nhóm N1): Buồn rầu 31,1%, buồn vì bệnh nặng 5,56%, buồn vì cho là không khỏi 5,56%, bi quan 16,7%, đau khổ 2,2% đều thấp hơn nhóm N2. Các triệu chứng rối loạn tư duy còn lại (N1): Ít nói 26,7%, không nói 1,1%, ý định tự sát 0%, các hoang tưởng 3,3%, ảo thanh 8,9%, ảo khứu 0%. đều thấp hơn nhóm N2. Các triệu chứng rối loạn hành vi còn lại (nhóm N1): Đa số giảm hết trong đó từ chối ăn, bất động 0%, hoảng sợ 0%, hành vi tự sát 0%, giảm vận động còn lại 24,4% đều thấp hơn nhóm N2. Các triệu chứng cơ thể còn lại sau điều trị (nhóm N1): Mất ngủ 7,8%, đau đầu 2,2%, mệt mỏi 7,8%, chán ăn 5,6% đều thấp hơn nhóm N2. Kết luận: Kích thích từ xuyên sọ có hiệu quả cao trong điều trị trầm cảm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Cường (2002) Điều tra dịch tễ lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế - Xã hội khác nhau ở nước ta hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tr. 42-43, 80.
2. Tô Thanh Phương (2016) Điều trị trầm cảm nặng có loạn thần bằng kích thích từ xuyên sọ phối hợp với thuốc an thần kinh và chống trầm cảm. Tạp chí Y dược Lâm sàng 108, số 4, tập 11, tr. 48-54.
3. Hartmann F (2004) Suicide et dépression, Les maladies dépressives. Médecine- Sciences Flammarion: 56-61.
4. Leon G, Pinhas N, Dannon MD (2002) Transcranial magnetic stimulatio. Dialogues in clinical neuroscience: 93-103.
5. Roland D, Bruno E, Pham-Scottes A (2003) Traitement des troubles pschychiatriques par la Stimulation Magnétque Transcranienne. Psychiatrie Sciences Humaines Neurosciences: 40-43.
6. Rouillon F, Leon F (2004) L’épidémiologie, Les maladies dépressives. Médecine-Sciences-Flammarion: 354-359.
7. Moacyr Alexandro Rosa, Marina Odebrecht Rosa (2012) Transcranial magnetic stimulation. 5, Voronin str, Ivanovo, 153032, Russia: 5-41.
8. Klein RG (2004) Les maladies dépressives chez l’adolescent, Les maladies dépressives. Médecine-Sciences-Flammarion: 32-37.