Tìm hiểu giá trị của siêu âm nội soi trong chẩn đoán tắc mật do sỏi ống mật chủ

  • Vũ Thị Phượng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Minh Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Phi Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu giá trị của siêu âm nội soi trong chẩn đoán tắc mật do sỏi ống mật chủ. Đối tượng và phương pháp: 62 bệnh nhân có sỏi ống mật chủ được điều trị tại Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2018. Đánh giá giá trị của siêu âm nội soi bằng đối chiếu tiêu chuẩn vàng là lấy sỏi mật tụy ngược dòng (ERCP). Kết quả: Bệnh nhân nam 56,4%, nữ 43,6%, tỷ lệ nam/nữ = 1,3. Dấu hiệu lâm sàng chủ yếu tam chứng Charcot: Đau hạ sườn phải 72,6%, sốt 48,3%, vàng da 45,1%. Siêu âm nội soi phát hiện được đúng sỏi ống mật chủ 88,9%. Siêu âm nội soi và ERCP có sự tương đồng ở mức cao trong chẩn đoán sỏi ống mật chủ với K = 0,721. Trong chẩn đoán sỏi ống mật chủ, siêu âm nội soi có độ nhạy 88,9%, độ đặc hiệu 87,5%, giá trị chẩn đoán đúng 88,7%. Kết luận: Siêu âm nội soi rất có giá trị trong chẩn đoán tắc mật do sỏi ống mật chủ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mai Hồng Bàng (2012) Nội soi mật tụy ngược dòng trong chẩn đoán và điều trị sỏi, giun ống mật chủ. Nhà Xuất bản y học, Hà Nội.
2. Gress FG, Savides TJ, Bounds BC et al (2012) Atlas of endoscopic ultrasonography. Wiley-Blackwell.
3. Lédinghen V, Lecesne R, Raymond JM et al (1999) Diagnosis of choledocholithiasis: EUS or magnetic resonance cholangiography? A prospective controlled study. Gastrointestinal Endoscopy 49(1): 26-31.
4. Saifuku Y, Yamagata M, Koike T et al (2010) Endoscopic ultrasonography can diagnose distal biliary strictures without a mass on computed tomography. World J Gastroenterol 16(2): 237-244.
5. Cano LD (2007) Suspected choledocholithiasis: endoscopic ultrasound or magnetic resonance cholangio-pancreatography? A systematic review. European Journal of Gastroenterology & Hepatology 19(11): 1007-1011.
6. Verma D, Kapadia A, Eisen GM et al (2006) EUS vs MRCP for detection of choledocholithiasis. Gastrointestinal endoscopy 64(2): 248-254.
7. Rana SS, Bhasin DK, Sharma V et al (2013) Role of endoscopic ultrasound in evaluation of unexplained common bile duct dilatation on magnetic resonance cholangiopancreatogaphy. Ann Gastroenterol 26(1): 66-70.
8. Fusaroli P, Kypraios D, Caletti G et al (2012) Pancreatico-biliary endoscopic ultrasound: A systematic review of the levels of evidence, performance and outcomes. World J Gastroenterol 18(32): 4243-4256.
9. Polkowski M, Regula J, Tilszer A et al (2007) Endoscopic ultrasound versus endoscopic retrograde cholangiography for patients with intermediate probability of bile duct stones: A randomized trial comparing two management strategies. Endoscopy 39(4): 296-303.