Ảnh hưởng của viên nang trường xuân CB tới một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu và hình ảnh một số cơ quan trên chuột cống trắng

  • Vũ Ngọc Thắng Học viện Quân y
  • Nguyễn Hoàng Ngân Học viện Quân y
  • Nguyễn Minh Phương Học viện Quân y
  • Phạm Vĩnh Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Huyết học, sinh hóa, viên nang Trường Xuân CB

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá được ảnh hưởng của viên nang Trường Xuân CB (TXCB) tới một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu và hình ảnh đại thể, vi thể một số cơ quan trên chuột cống trắng. Đối tượng và phương pháp: Viên nang TXCB là sản phẩm nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Cao Bằng, đạt tiêu chuẩn cơ sở. Nghiên cứu được tiến hành theo hướng dẫn số 408 của OECD. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p>0,05) về số lượng hồng cầu, hematocrit, hemoglobin, thể tích trung bình hồng cầu, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, hoạt độ enzym AST, ALT, nồng độ creatinin, albumin, cholesterol ở các lô dùng TXCB khi so sánh với lô chứng. Đồng thời, không có sự thay đổi đáng kể nào được quan sát thấy trên hình ảnh đại thể và vi thể gan, lách, thận của chuột tại các lô uống TXCB. Kết luận: Viên nang TXCB liều 0,42g/kg và 1,26g/kg không ảnh hưởng tới các chỉ số sinh hóa; huyết học và hình ảnh đại thể; vi thể gan, lách, thận chuột khi uống liên tục trong 90 ngày.


Từ khóa: Huyết học, sinh hóa, viên nang Trường Xuân CB.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Nguyệt Hằng, Nguyễn Văn Khiêm và Nguyễn Văn Khởi (2017) Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng tăng lực của cao chiết cồn sâm cau. Tạp chí Dược liệu, 4(22), tr. 239-247.
2. OECD (2018) Test No. 408: Repeated dose 90-day oral toxicity study in rodents. OECD Guidelines for the Testing of Chemicals, Section 4, OECD Publishing, Paris, https://doi.org/10.1787.
3. Len EL, Norman JT and Florence LZ (1996) Reference values for young normal Sprague-Dawley rats: Weight gain, hematology and clinical chemistry. Human & experimental toxicology 15(8): 612-616.
4. Harry O, Graham B, Denise R et al (2000) Concordance of the toxicity of pharmaceuticals in humans and in animals. Regulatory Toxicology and Pharmacology 32(1): 56-67.
5. Nachman B and John W (2002) Industrial solvents and liver toxicity: Risk assessment, risk factors and mechanisms. International journal of hygiene and environmental health 205(6): 479-491.
6. Sherrill JS (2004) Relationship between platelet count and bleeding risk in thrombocytopenic patients. Transfusion medicine reviews 18(3): 153-167.
7. Norbert L, Wim VB and Raymond V (2006) The changing epidemiology of acute renal failure. Nature Clinical Practice Nephrology 2(7): 364-377.
8. Elumalai A, Chandiran IS and Balamuthu K (2013) An investigation on preliminary phytochemical and safety profiles of methanolic root extract of Curculigo orchioides. Journal of pharmacy research 7(8): 692-696.
9. Ma H, He X, Yang Y et al (2011) The genus epimedium: An ethnopharmacological and phytochemical review. Journal of ethnopharmacology 134(3): 519-541.
10. Zhang JH, Xin HL, Xu YM et al (2018) Morinda officinalis How.–A comprehensive review of traditional uses, phytochemistry and pharmacology. Journal of ethnopharmacology 213: 230-255.
11. Harunobu A and Norman RF (2011) A review of botanical characteristics, phytochemistry, clinical relevance in efficacy and safety of Lycium barbarum fruit (Goji). Food research international 44(7): 1702-1717.
12. Zhao Z, Liu P, Ma S et al (2017) Botanical characteristics, chemical and nutritional composition and pharmacological and toxicological effects of medicinal and edible plant Millettia speciosa Champ. Food Science 38(9): 293-306.