Nghiên cứu xác định loài sán lá gan lớn thu thập ở trâu và bò tại một số tỉnh miền Bắc (Việt Nam) bằng kỹ thuật PCR-RFLP

  • Đỗ Ngọc Ánh Học viện Quân y
  • Đỗ Minh Trung Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Sán lá gan lớn, trâu, bò, PCR-RFLP, miền Bắc

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Xác định loài sán lá gan lớn thu thập ở trâu và bò tại một số tỉnh miền Bắc (Việt Nam) bằng kỹ thuật PCR-RFLP dựa vào chỉ thị gen nhân ITS1. Đối tượng và phương pháp: Tổng số 122 cá thể sán lá gan lớn được thu thập từ đường dẫn mật của trâu, bò tại các lò mổ tại 4 tỉnh/thành gồm Hà Nội (66 cá thể), Vĩnh Phúc (43 cá thể), Bắc Giang (7 các thể) và Điện Biên (6 cá thể). Trong đó, 65 cá thể sán được thu thập từ 6 cá thể bò và 57 cá thể sán được thu thập từ 5 cá thể trâu. Toàn bộ 122 cá thể sán lá gan lớn được giám định loài bằng kỹ thuật PCR-RFLP dựa trên chỉ thị gen nhân ITS1 theo mô tả trong một nghiên cứu đã được công bố. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 95/122 (77,9%) cá thể sán lá gan lớn có kiểu gen phù hợp với F. gigantica và 27/122 (22,1%) cá thể có kiểu gen dạng trung gian (Fasciola sp.). Không thấy cá thể sán lá gan lớn nào có kiểu gen F. hepatica trong nghiên cứu này. Ở cả 2 vật chủ trâu và bò cũng như ở cả 4 tỉnh nghiên cứu đều có mặt 2 kiểu gen. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy, loài Fasciola gigantica và dạng trung gian tìm thấy ở cả trâu và bò tại tại 4 tỉnh/thành miền Bắc gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Điện Biên, trong khi F. hepatica chưa được tìm thấy ở các tỉnh này.


Từ khóa: Sán lá gan lớn, trâu, bò, PCR-RFLP, miền Bắc.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mas-Coma S, Valero MA, Bargues MD (2009) Fasciola, lymnaeids and human fascioliasis, with a global overview on disease transmission, epidemiology, evolutionary genetics, molecular epidemiology and control. Advances in Parasitology 69: 45-146.
2. Ichikawa M, Itagaki T (2012) Molecular analysis of aspermic Fasciola flukes from Korea on the basis of the nuclear ITS1 region and mitochondrial DNA markers and comparison with Japanese aspermic Fasciola flukes. Journal of Veterinary Medical Science 74(7): 899-904.
3. Ai L, Chen MX, Alasaad S, Elsheikha HM, Li J, Li HL et al (2011) Genetic characterization, species differentiation and detection of Fasciola spp. by molecular approaches. Parasit Vectors 4 (101): 1-6.
4. Itagaki T, Kikawa M, Terasaki K, Fukuda K (2005) Molecular Characterization of Parthenogenic Fasciola sp. in Korea on the Basis of DNA Sequences of Ribosomal ITS1 and Mitochondrial NDI gene. Journal of Veterinary Medical Science 67(11): 1115-1118.
5. Ichikawa M, Itagaki T (2010) Discrimination of the ITS1 types of Fasciola spp. based on a PCR–RFLP method. Parasitology Research 106(3): 757-761.
6. Itagaki T, Sakaguchi K, Terasaki K, Sasaki O, Yoshihara S, Van DT (2009) Occurrence of spermic diploid and aspermic triploid forms of Fasciola in Vietnam and their molecular characterization based on nuclear and mitochondrial DNA. Parasitology International 58(1): 81-85.
7. Peng M, Ichinomiya M, Ohtori M, Ichikawa M, Shibahara T, Itagaki T (2009 Molecular characterization of Fasciola hepatica, Fasciola gigantica, and aspermic Fasciola sp. in China based on nuclear and mitochondrial DNA. Parasitology Research 105(3): 809-815.
8. Ichikawa M, Bawn S, Maw NN et al (2011) Characterization of Fasciola spp. in Myanmar on the basis of spermatogenesis status and nuclear and mitochondrial DNA markers. Parasitology International 60(4): 474-479.
9. Le TH, De NV, Agatsuma T, Thi Nguyen TG, Nguyen QD, McManus DP et al (2008) Human fascioliasis and the presence of hybrid/introgressed forms of Fasciola hepatica and Fasciola gigantica in Vietnam. International Journal for Parasitology 38(6): 725-730.
10. Wannasan A, Khositharattanakool P, Chaiwong P, Piangjai S, Uparanukraw P, Morakote N (2014) Identification of Fasciola species based on mitochondrial and nuclear DNA reveals the co-existence of intermediate Fasciola and Fasciola gigantica in Thailand. Experimental Parasitology 146: 64-70.