Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn tiến triển có huyết khối tĩnh mạch cửa

  • Trịnh Xuân Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Hồng Bàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Tuấn Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Văn Khiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Minh Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thanh Thủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Thị Ngà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, huyết khối tĩnh mạch cửa

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn tiến triển có huyết khối tĩnh mạch cửa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, gồm 101 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn tiến triển có huyết khối tĩnh mạch cửa được khám, điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2017. Kết quả: Tuổi trung bình là 54,2 ± 11,7 tuổi, tỷ lệ nam / nữ = 13,4 / 1. Viêm gan B chiếm tỷ lệ 85,1%, nghiện rượu 44,6%. Triệu chứng lâm sàng đau hạ sườn phải (94,1%), chán ăn (77,2%), mệt mỏi (84,2%), sút cân (65,3%) và gan to (43,6%). Có 84,2% bệnh nhân có nồng độ AFP tăng cao. Phần lớn u gan ở thùy phải (68,9%), kích thước trung bình u gan là 10,89 ± 3,7cm, trong đó u gan > 10cm chiếm tới 57,4%. Kết luận: Ung thư biểu mô tế bào gan khi đã có biểu hiện triệu chứng lâm sàng thường là giai đoạn muộn, tiến triển nhanh, biểu hiện triệu chứng nặng nề, khối u kích thước lớn, nghiên cứu của chúng tôi ở bệnh nhân giai đoạn tiến triển cho kết quả tương xứng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mai Hồng Bàng, Nguyễn Thị Anh Đào (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan có huyết khối tĩnh mạch cửa. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 7- số 1, tr. 1-9.
2. Bộ Y tế Việt Nam (2012) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát. Quyết định số 5250/QĐ-BYT.
3. Nguyễn Tiến Thịnh (2012) Nghiên cứu hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hóa dầu đơn thuần và tắc mạch hóa dầu kết hợp đốt nhiệt cao tần. Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108.
4. Floridi C et al (2017) Yttrium-90 radioembolization treatment for unresectable hepatocellular carcinoma: A single-centre prognostic factors analysis. Medical Oncology 34(10): 174.
5. Daichi T et al (2007) Hepatocellular carcinoma with portal vein tumor thrombosis: Clinical characteristics, prognosis and patient survival analysis. Digestive diseases and sciences 52(11): 3290-3295.
6. Jie S, Eric CH, Lai, Nam Li et al (2011) A new classification for hepatocellular carcinoma with portal vein tumor thrombus. J Hepatobiliary Pancreat Sci 18: 74-80.
7. Gregory CC et al (2008) Incidence, risk factors and consequences of portal vein and systemic thromboses in hepatocellular carcinoma. Thrombosis research 122(3): 299-306.
9. Tublin ME, Dodd GD, Baron RL (1997) Benign and malignant portal vein thrombosis: Differentiation by CT characteristics. AJR 168: 719-723.
10. Lin Zhou, Jia Liu, and Feng Luo (2006) Serum tumor markers for detection of hepatocellular carcinoma. World journal of gastroenterology, WJG 12(8): 1175.
11. Tenzin N, Prashant P et al (2011) Portal vein thrombosis-clinical profile. JIACM 12(2): 134-140.