So sánh sự phát triển của trẻ sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với mang thai tự nhiên

  • Ngô Minh Xuân
  • Lê Thị Minh Châu

Main Article Content

Keywords

Thể chất, tâm thần, thụ tinh ống nghiệm, cân nặng trẻ, chiều cao trẻ

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: So sánh sự phát triển về thể chất và tâm thần giữa trẻ sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với trẻ mang thai tự nhiên. Đối tượng và phương pháp: 429 trẻ sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và 509 trẻ sinh tự nhiên từ 5 - 30 tháng tuổi được khám 2015 - 2018 tại Bệnh viện Từ Dũ, không phân biệt giới tính, ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả và kết luận: Cân nặng giữa trẻ sinh từ thụ tinh trong ống nghiệm (9,7 ± 2,3kg) và trẻ sinh tự nhiên (9,5 ± 1,9kg) với p>0,05. Chiều cao giữa trẻ sinh từ thụ tinh trong ống nghiệm (74,8 ± 7,7cm) và trẻ sinh tự nhiên (75,0 ± 6,9cm) với p>0,05. Chỉ có nhóm 8 tháng tuổi là những trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm có tỷ lệ thừa cân-béo phì cao hơn so với những trẻ sinh ra tự nhiên. Chỉ có chỉ số tư thế vận động là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa trẻ sinh từ thụ tinh trong ống nghiệm (106,51 ± 9,9) với trẻ sinh tự nhiên (105,03 ± 9,6). Các chỉ số khác và chỉ số chung chưa thấy có sự khác biệt. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số phát triển ngôn ngữ: Nhóm thụ tinh trong ống nghiệm có tỷ lệ bé với chỉ số ngôn ngữ thấp nhiều hơn nhóm mang thai tự nhiên. Sự khác biệt về chỉ số ngôn ngữ này chỉ xảy ra ở nhóm tuổi 8 - 12 tháng tuổi.


Từ khóa: Thể chất, tâm thần, thụ tinh ống nghiệm, cân nặng trẻ, chiều cao trẻ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nobel Prize (2010) The nobel prize in physiology or medicine 2010 to robert G. Edwards for the development of in vitro fertilization. The Nobelprize. https://www. nobelprize.org/nobel_prizes/medicine/laureates/2010/press.html, 25/3/2017.
2. Squires J, Kaplan P (2007) Developmental outcomes of children born after assisted reproductive technologies. Infants & Young Children 20(1): 2-10.
3. Charkaluk ML, Truffert P, Marchand-Martin L et al (2011) Very preterm children free of disability or delay at age 2: Predictors of schooling at age 8: A population-based longitudinal study. Early Human Development 87(4): 297-302.
4. Belva F, Henriet S, Liebaers I et al (2007) Medical outcome of 8-year-old singleton ICSI children (born ≥ 32 weeks’ gestation) and a spontaneously conceived comparison group. Human Reproduction, 22(2): 506-515.
5. Meddeb L, Pauly V, Boyer P et al (2017) Longitudinal growth of French singleton children born after in vitro fertilization and intracytoplasmic sperm injection. Body mass index up to 5 years of age. Revue d'Épidémiologie et de Santé Publique 65(3): 197-208.
6. Cardoso FGC, Formiga CKMR, Bizinotto T et al (2017) Concurrent validity of the Brunet -Lézine scale with the bayley sale for assessment of the development of preterm infants up to two years. Revista Paulista de Pediatria 35(2): 144-150.