Đánh giá kết quả phẫu thuật giải chèn ép, ghép xương tự thân, kết xương bằng nẹp titanium lối trước điều trị lao cột sống cổ thấp

  • Nguyễn Trọng Yên
  • Nguyễn Trần Quang Dũng
  • Nguyễn Đức Tùng

Main Article Content

Keywords

Cột sống cổ thấp, lao cột sống cổ, đường mổ lối trước, nẹp cột sống cổ

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật lấy tổ chức lao, giải chèn ép, ghép xương tự thân và kết xương bằng nẹp titanium lối trước điều trị lao cột sống cổ thấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu. Từ tháng 12/2013 đến tháng 02/2019, 12 bệnh nhân lao cột sống cổ thấp (8 nam; 4 nữ; tuổi trung bình 39,5 ± 17,3 tuổi) được phẫu thuật tại Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tất cả các bệnh nhân đều được mổ lấy tổ chức lao, giải chèn ép, ghép xương bằng xương mào chậu tự thân, kết xương bằng nẹp titanium lối trước. Tình trạng thần kinh của tất cả các bệnh nhân được đánh giá bằng thang điểm VAS, JOA và ASIA. Thời gian theo dõi trung bình của các bệnh nhân là 13,4 ± 4,5 tháng. Kết quả: Tình trạng thần kinh sau phẫu thuật của tất cả các bệnh nhân cải thiện rõ thông qua thang điểm VAS, JOA và ASIA. Trục cột sống được phục hồi tốt thông qua sự thay đổi của góc Cobb C2-7 (-4,8° ± 1,9° tại thời điểm kiểm tra cuối cùng sau mổ so với 14,3° ± 7,8° trước mổ, p<0,05). Tất cả các bệnh nhân đều liền xương tốt, không có biến chứng nào lớn trong thời gian theo dõi. Kết luận: Phẫu thuật lấy tổ chức lao, giải chèn ép, ghép xương tự thân và kết xương bằng nẹp titanium lối trước là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả trong điều trị lao cột sống cổ thấp.


Từ khóa: Cột sống cổ thấp, lao cột sống cổ, đường mổ lối trước, nẹp cột sống cổ.


Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vaccaro AR et al (1998) Early failure of long segment anterior cervical plate fixation. Journal of Spinal Disorders 11: 410-415.
2. Sasso RC, Ruggiero RA, Reilly TM, Hall PV (2003) Early reconstruction failures after multilevel cervical corpectomy. Spine 28: 140-142.
3. Hassan MG (2003) Anterior plating for lower cervical spine tuberculosis. Int Orthop 27: 73-77.
4. Ramani PS, Sharma A, Jituri S, Muzumdar DP (2005) Anterior instrunention for cervical spine tuberculosis: An analysis of surgical experience with 61 cases. Neurology India 53(1): 83-89.
5. Polley PJ, Dunn RN (2009) Surgical management of cervical tuberculosis: Review of 18 patients. Orthopaedic Journal: 63-67.
6. Ravindra KG, Dilip SS (2011) Spinal tuberculosis: A review. The Journal of Spinal Cord Medicine 34(5): 440-454.
7. He M, Xu H, Zhao J (2014) Anterior debridement, decompression, bone grafting, and instrumentation for lower cervical spine tuberculosis. Spine J 14: 619-627.
8. Macke JJ, Engel AJ, Sawin PD et al (2015) Tuberculosis of the cervical spine. Orthopedics 38: 280-335.
9. Shah A, Kevin P, Rezaul K, Sharif AJ (2015) Surgery for spinal tuberculosis: A multi-center experience of 582 cases. J Spine Surg 1(1): 65-71.
10. Xin Hua Yin, Bao Rong He, Zhong Kai Liu, Ding Jun Hao (2018) The clinical outcomes and surgical strategy for cervical spine tuberculosis: A retrospective study in 78 cases. Medicine 97(27): e11401.
11. Servikal LF (2017) Measurement of cervical lordosis with different methods. The Journal of Turkish Spinal Surgery 28(1): 21-26.