Yếu tố nguy cơ dự đoán xơ hóa gan tiến triển trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

  • Trần Thị Khánh Tường

Main Article Content

Keywords

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, FibroScan, đái tháo đường type 2, gan nhiễm mỡ, xơ hoá gan

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Xác định yếu tố nguy cơ dự đoán xơ hóa gan tiến triển trên bệnh nhân bị bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện tại Phòng khám Đa khoa Đại Phước Thành phố Hồ Chí Minh và Phòng khám Đa khoa, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch từ tháng 7/2018 đến tháng 9/2019. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu được thực hiện đo FibroScan. Xác định NAFLD khi CAP > 233dB/m (nhiễm mỡ > 5%). Xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 12. Kết quả: 381 bệnh nhân đái tháo đường type 2 thỏa mãn điều kiện của nghiên cứu. Tỷ lệ NAFLD ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 là 71,9%. Tỷ lệ các mức độ xơ hóa gan đáng kể, xơ hóa tiến triển và xơ gan lần lượt là 24,2%, 12,1% và 5,0%. Trong phân tích đa biến, AST (OR = 1,12, KTC 95%: 1,11 - 1,17, p=0,001) và số lượng tiểu cầu (OR = 1,08, KTC 95%: 1,02 - 1,19) là các yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán xơ hóa gan tiến triển trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Kết luận: Tần suất bị NAFLD ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 rất cao. AST và số lượng tiểu cầu là yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán xơ hóa gan tiến triển trên bệnh nhân đái tháo đường type 2.


Từ khoá: Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, FibroScan, đái tháo đường type 2, gan nhiễm mỡ, xơ hoá gan.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Khánh Tường (2018) Đánh giá xơ hóa gan: Từ lý thuyết đến thực hành lâm sàng. Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Huế.
2. Chalasani N, Younossi Z, Lavine J, Charlton M, Cusi K, Rinella M et al (2018) The diagnosis and management of nonalcoholic fatty liver disease: Practice guidance from the american association for the study of liver diseases. Hepatology 67(1): 328-357.
3. Dyson JK, Anstee QM, McPherson S (2013) Non-alcoholic fatty liver disease: A practical approach to diagnosis and staging. Frontline Gastroenterology: 1-8.
4. EASL, EASD, EASO (2016) EASL–EASD–EASO Clinical Practice Guidelines for the management of non-alcoholic fatty liver disease. Journal of Hepatology: 30.
5. Guzelbulut FSM, Akkan-Cetinkaya Z et al (2012) AST-platelet ratio index in the prediction of significant fibrosis and cirrhosis in patients with chronic hepatitis B. Turk J Gastroenterol 23(4): 353-358.
6. Kwok R, Choi K, Wong G, Zhang Y (2015) Screening diabetic patients for non-alcoholic fatty liver disease with controlled attenuation parameter and liver stiffness measurements: A prospective cohort study. Gut: 1-10
7. Lai L, Yusoff W, Vethakkan S, Mustapha N (2018) Screening for non-alcoholic fatty liver disease in patients with type 2 diabetes mellitus using transient elastography. Journal of Hepatology.
8. Wai CT GJ, Fontana RJ et al (2003) A simple noninvasive index can predict both significant fibrosis and cirrhosis in patients with chronic hepatitis C. Hepatology 38: 518-526.
9. Younossi Z, Gramlich T, Matteoni C, Boparai N, Mccullough A (2004) Nonalcoholic fatty liver disease in patients with type 2 diabetes. Clinical Gastroenterology and Hepatology 2: 262-265.
10. Younossi Z, Koenig A, Abdelatif D, Fazel Y, Henry L, Wymer M (2016) Global epidemiology of nonalcoholic fatty liver disease-meta-analytic assessment of prevalence, incidence, and outcomes. Hepatology 64(1): 73-84