Tương quan giữa đặc điểm lâm sàng với bất thường phản xạ H trên điện cơ ở bệnh nhân đau rễ thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm

  • Trương Đình Cẩm
  • Hoàng Tiến Trọng Nghĩa

Main Article Content

Keywords

Phản xạ H, đau rễ thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Khảo sát sự tương quan giữa đặc điểm lâm sàng, kiểu thoát vị với phản xạ H trên điện cơ ở bệnh nhân đau rễ thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả hàng loạt ca tại Khoa Nội Thần kinh và Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 12/2018 đến tháng 5/2019. Kết quả: Phản xạ H bất thường ở 63% dân số nghiên cứu, tỷ lệ bất thường ở nhóm đau một bên là 65,5% và nhóm đau hai bên là 58,8%. Sự khác biệt về thời gian tiềm, biên độ và tỷ lệ H/M của phản xạ H khi so sánh 2 bên ở nhóm đau một bên và đau hai bên không có ý nghĩa thống kê. Sự tương quan giữa phản xạ H và đặc điểm lâm sàng cao hơn và có ý nghĩa thống kê ở nhóm đau hai bên. Sự tương quan giữa phản xạ H với bất thường về cảm giác thấp 0,232, phản xạ gót vừa 0,491 và dấu hiệu Lasègue cao 0,537 (p<0,05). Sự tương quan giữa phản xạ H với bất thường hai đặc điểm lâm sàng thì chặt hơn với hệ số tương quan dao động từ 0,528 đến 0,648 (p<0,05). Sự tương quan giữa phản xạ H với bất thường cả ba đặc điểm lâm sàng gồm cảm giác, phản xạ gót và dấu Lasègue là chặt nhất với hệ số tương quan 0,653 (p<0,05). Kết luận: Ở nhóm đau hai bên, sự tương quan giữa bất thường phản xạ H với ít nhất một trong ba đặc điểm lâm sàng gồm bất thường phản xạ gót, rối loạn cảm giác và dấu Lasegue dương tính là khá chặt. Ở nhóm đau hai bên, không ghi nhận sự tương quan trên.


Từ khoá: Phản xạ H, đau rễ thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Công (2013) Chẩn đoán điện và ứng dụng lâm sàng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 125.
2. El Barzouhi A, Verwoerd AJ, Peul WC et al (2016) Prognostic value of magnetic resonance imaging findings in patients with sciatica. J Neurosurg Spine 24(6): 978-985.
3. Grovle L, Haugen AJ, Keller A et al (2013) Prognostic factors for return to work in patients with sciatica. Spine J 13(15): 1849-1857.
4. Iversen T, Solberg TK, Romner B et al (2013) Accuracy of physical examination for chronic lumbar radiculopathy. BMC Musculoskelet Disord 14: 206.
5. Koes BW, Tulder MW, Peul WC (2007) Diagnosis and treatment of sciatica. Bmj 334(7607): 1313-1317.
6. Konstantinou K, Dunn KM, Ogollah R et al (2015) Characteristics of patients with low back and leg pain seeking treatment in primary care: Baseline results from the ATLAS cohort study. BMC Musculoskeletal Disorders 16: 332.
7. Stynes S, Konstantinou K, Ogollah R et al (2018) Clinical diagnostic model for sciatica developed in primary care patients with low back-related leg pain. PLoS One 13(4): 0191852.
8. Tsai IH, Tsai HH (2013) Unilateral reference Values for hoffmannis reflex in patients with suspected lumbosacral radiculopathies. Open Journal of Orthopedics 03(03): 5.
9. Tsao BE, Levin KH, Bodner RA (2003) Comparison of surgical and electrodiagnostic findings in single root lumbosacral radiculopathies. Muscle Nerve 27(1): 60-64.
10. Verwoerd AJ, Peul WC, Willemsen SP et al (2014) Diagnostic accuracy of history taking to assess lumbosacral nerve root compression. Spine J 14(15): 2028-2037.