Đánh giá độ tương đồng kết quả xét nghiệm một số chỉ số đông máu cơ bản trên hệ thống xét nghiệm đông máu tự động ACL TOP 750 LAS và STAGO STA R Max

  • Trần Minh Điển Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Cao Việt Tùng Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Phan Hữu Phúc Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Trần Thị Chi Mai Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Đào Thị Quỳnh Nga Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Nguyễn Thị Trang Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Lương Thị Nghiêm Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Nguyễn Thị Duyên Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Xét nghiệm đông máu, máy xét nghiệm đông máu tự động, ACL TOP 750 LAS, STA R Max

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độ tương đồng kết quả của một số xét nghiệm đông máu cơ bản giữa hai hệ thống xét nghiệm đông máu tự động ACL TOP 750 LAS (Instrumentation Laboratory, USA) và STA R Max (Diagnostica Stago, Pháp) nhằm xem xét khả năng sử dụng một khoảng tham chiếu chung trong phòng xét nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Phân tích 150 mẫu huyết tương nghèo tiểu cầu của bệnh nhi, đo các chỉ số PT, INR, APTT, và Fibrinogen. Kết quả: Các chỉ số PT%, INR, APTT (ratio) và Fibrinogen có độ tương đồng cao giữa hai hệ thống với hệ số tương quan r2 > 0,8 và khoảng tin cậy của độ dốc bao gồm 1. Tuy nhiên, APTT (s) và thời gian Prothrombin không tương đồng với sự khác biệt ở mức E. Sự khác biệt này được giải thích do nguyên lý đo lường và chất kích hoạt khác nhau giữa hai hệ thống. Kết luận: Nghiên cứu khẳng định hai thiết bị có thể sử dụng khoảng tham chiếu chung với các xét nghiệm PT%, INR, APTT (ratio) và Fibrinogen, nhưng các chỉ số PT (s) và APTT (s) không tương đồng, cần sử dụng khoảng tham chiếu được thiết lập riêng cho từng hệ thống khi phân tích kết quả.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Stago (2014) STA R Max Reference Manual. France. System presentation. p19-p24.
2. Instrumentation Laboratory (2015) ACL TOP Family: 50 Series Operator’s Manual. Version 6.1, Short Manual). Bedford, MA 01730 USA.
3. Winter WE, Flax SD, Harris NS (2017) Coagulation Testing in the Core Laboratory. Laboratory Medicine 48(4): 295-313.
4. Favaloro EJ, Mohammed S, Vong R et al (2021) Verification of the ACL Top 50 Family (350, 550, and 750) for harmonization of routine coagulation assays in a large network of 60 laboratories. American Journal of Clinical Pathology. Oxford Academic.
5. Clinical & Laboratory Standards Institute (2014). User Verification of Precision & Estimation of Bias. Approved Guideline -Third Edition (EP15A3); Vol. 34 No. 12. ISBN 1- 56238-966-1 (Electronic).
6. Clinical & Laboratory Standards Institute (2013). Measurement Procedure Comparision & Bias Estimation Using Patient Sample; Approved Guideline -Third Edition (EP09A3) 33(11). ISBN 1- 56238-888-6 (Electronic).
7. Aarsand AK, Fernandez-Calle P, Webster C, Gonzales-Lao E, Diaz-Garzon J et al (2024)
Cơ sở dữ liệu biến thể sinh học EFLM. https://biologicalvariation.eu/ truy cập ngày 15/11/2024.
8. Geens T, Vertessen F, Malfait R, Deiteren K, Maes M (2015) Validation of the Sysmex CS5100 coagulation analyzer and comparison to the Stago STA-R analyzer for routine coagulation parameters. International Journal of Laboratory Hematology 37(3): 372-381.
9. Bai B, Christie DJ, Gorman RT, Wu JR (2008) Comparison of optical and mechanical clot detection for routine coagulation testing in a large volume clinical laboratory. Blood Coagulation & Fibrinolysis 19(6):569.