Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp của phương pháp gây tê đám rối cổ nông hai bên dưới hướng dẫn siêu âm bằng bupivacain phối hợp dexamethason

  • Nguyễn Minh Lý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Hồng Ngọc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hữu Hiệp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Viết Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thủy Chung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Lê Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Mỹ Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Gây tê đám rối cổ nông, phẫu thuật tuyến giáp, siêu âm, bupivacain

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật cắt tuyến giáp của phương pháp gây tê đám rối thần kinh cổ nông 2 bên (ĐRTKCN) dưới hướng dẫn của siêu âm. Đối tượng và phương pháp: Từ 02/2024 - 07/2024, 100 bệnh nhân (BN) ung thư tuyến giáp tuổi từ 17 - 72 có chỉ định phẫu thuật cắt một thùy hoặc toàn bộ tuyến giáp được giảm đau trong và sau mổ bằng phương pháp gây tê ĐRTKCN 2 bên bằng bupivacain 0,25% phối hợp dexamethason liều 4mg với thể tích 8 - 10ml mỗi bên dưới hướng dẫn của siêu âm. Theo dõi hiệu quả giảm đau và các tác dụng không mong muốn tại các thời điểm 1, 3, 6, 12 và 24 giờ sau mổ. Kết quả: Đa số các BN có hiệu quả giảm đau tốt với điểm VAS khi nghỉ ≤ 3 điểm và khi vận động trung bình ≤ 4 điểm, chỉ có 2 bệnh nhân có điểm VAS = 5. Nhịp tim, huyết áp, tần số thở, SpO2 thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước mổ với p>0,05. Không gặp các tai biến tiêm vào mạch máu, ngộ độc thuốc tê hay liệt thần kinh hoành. Kết luận: Gây tê đám rối cổ nông hai bên dưới hướng dẫn siêu âm bằng bupivacain 0,25% phối hợp dexamethason cho phẫu thuật cắt tuyến giáp có hiệu quả giảm đau sau mổ tốt và kéo dài, ít tác dụng phụ.  

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Pehora C, Pearson AM, Kaushal A, Crawford MW, Johnston B (2017) Dexamethason as an adjuvant to peripheral nerve block. Cochrane Database Syst Rev 11(11):CD011770.
2. Mayhew D, Sahgal N, Khirwadkar R et al (2018) Analgesic efficacy of bilateral superficial cervical plexus block for thyroid surgery: Meta-analysis and systematic review. Br J Anaesth 120(2):241-251. doi: 10.1016/j.bja.2017.11.083.
3. Elbahrawy K, El-Deeb A (2018) Superficial cervical plexus block in thyroid surgery and the effect of adding dexamethason. Research and Opinion in Anesthesia and Intensive Care 5(2): 98-102.
4. Ozgun M, Hosten T, Solak M (2022) Effect of bilateral superficial cervical plexus block on postoperative analgesic consumption in patients undergoing thyroid surgery. Cureus 14(1): 21212.
5. Zufferey PJ, Chaux R, Lachaud PA, Capdevila X, Lanoiselée J, Ollier E (2024) Dose-response relationships of intravenous and perineural dexamethason as adjuvants to peripheral nerve blocks: a systematic review and model-based network meta-analysis. British Journal of Anaesthesia 132(5): 1122-1132.
6. Kamat SV, Subramanian P, Eswaran K (2021) Thyroid surgeries under bilateral superficial cervical plexus block - A case series. Journal of Anaesthesia and Critical Care Case Reports 7(2): 17-20
7. Senapathi TGA, Widnyana IMG, Aribawa IGNM, Wiryana M, Sinardja IK, Nada IKW, Jaya AGPS, Putra IGKS (2017) Ultrasound-guided bilateral superficial cervical plexus block is more effective than landmark technique for reducing pain from thyroidectomy. J Pain Res 10: 1619-1622.
8. Veena P, Rajasree O, Koshy CR, Krishna J (2021) Assessment of analgesic efficacy of bilateral superficial cervical plexus block for thyroid surgeries under general anaesthesia: A routine data based observational study. Int J Anesth Pain Med 7(3):40
9. Woldegerima YB, Hailekiros AG, Fitiwi GL (2020) The analgesic efficacy of bilateral superficial cervical plexus block for thyroid surgery under general anesthesia: a prospective cohort study. BMC Research Notes 13: 42.
10. Cai Y, Nong L, Li H et al (2023) Effect of bilateral superficial cervical plexus block on postoperative pain, nausea, and vomiting in thyroid surgery: A systematic review and meta-analysis. APS 1, 13 (2023).