Giá trị của chỉ số lactat/albumin trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn

  • Phạm Đăng Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Cao Vinh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sốc nhiễm khuẩn, lactat/albumin, tiên lượng

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị tiên lượng của chỉ số lactat/albumin (LAR) trong dự báo tử vong 28 ngày ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 163 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn điều trị tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2023. Lactat và albumin huyết tương được ở thời điểm 24 giờ đầu chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, từ đó tính ra chỉ số lactat/albumin. Kết quả: Tuổi trung bình là 68,5 ± 16,9 năm, với tỷ lệ tử vong 28 ngày là 44,8%. Nhóm tử vong có nồng độ lactat và chỉ số lactat/albumin cao hơn so với nhóm sống (p<0,05). Phân tích ROC cho thấy AUC của LAR trong dự đoán tử vong 28 ngày là 0,61 (p=0,012), với điểm cắt 0,11, độ nhạy 66% và độ đặc hiệu 56%. Kết luận: Chỉ số lactat/albumin có giá trị trong tiên đoán nguy cơ tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hu J, Lv C, Hu X, Liu J (2021) Effect of hypoproteinemia on the mortality of sepsis patients in the ICU: A retrospective cohort study. Sci Rep 11: 24379.
2. Lee SG, Song J, Park DW et al (2021) Prognostic value of lactate levels and lactate clearance in sepsis and septic shock with initial hyperlactatemia: A retrospective cohort study according to the Sepsis-3 definitions. Medicine (Baltimore) 100(7): 24835.
3. Cao Y, Su Y, Guo C, He L et al (2023) Albumin level is associated with short-term and long-term outcomes in sepsis patients admitted in the ICU: A large public database retrospective research. Clin Epidemiol 15: 263-273.
4. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW et al (2016) The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (sepsis-3). JAMA 315(8): 801-810.
5. Bou Chebl R, Geha M, Assaf M et al (2021) The prognostic value of the lactate/albumin ratio for predicting mortality in septic patients presenting to the emergency department: A prospective study. Ann Med 53(1): 2268-2277.
6. Gharipour A, Razavi R, Gharipour M et al (2020) Lactate/albumin ratio: An early prognostic marker in critically ill patients. Am J Emerg Med 38(10): 2088-2095.
7. Trzeciak S, Dellinger RP, Chansky ME et al (2007) Serum lactate as a predictor of mortality in patients with infection. Intensive Care Med 33(6): 970-977.
8. Hotchkiss RS, Karl IE (2003) The pathophysiology and treatment of sepsis. N Engl J Med 348(2): 138-150.
9. Bakker J, Nijsten MWN, Jansen TC (2013) Clinical use of lactate monitoring in critically ill patients. Ann Intensive Care 3(1): 12.
10. Vincent JL, Dubois MJ, Navickis RJ et al (2003) Hypoalbuminemia in acute illness: Is there a rationale for intervention? A meta-analysis of cohort studies and controlled trials. Ann Surg 237(3): 319-334.