Investigating knowledge about stroke risk factors among hypertensive patients treated at 108 Military Central Hospital
Main Article Content
Keywords
Abstract
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức các yếu tố nguy cơ và các thói quen nguy cơ gây đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ X tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thu thập số liệu từ phỏng vấn trực tiếp 726 bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ X điều trị điều trị nội, ngoại trú tại Viện Điều trị Cán bộ X và Khoa Khám bệnh cán bộ X từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021, thông qua bảng câu hỏi lựa chọn đã soạn sẵn. Kết quả: Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây đột quỵ được 88% các đối tượng nghiên cứu xác định là tăng huyết áp, tiếp theo là béo phì (73,97%), uống rượu bia (71,85%), tuổi cao (70,72%) và hút thuốc lá (70%). Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ đột quỵ khác quan trọng và thường gặp các đối tượng nghiên cứu chỉ nhận biết được ở mức độ thấp như: Đái tháo đường (53%), cơn thiếu máu não thoáng qua (49%). Chỉ có 9% đối tượng nghiên cứu nhận thức rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ đột quỵ não. Phần lớn các đối tượng nghiên cứu đều nhận biết được các thói quen sinh hoạt có thể gây nguy cơ đột quỵ như: Uống rượu, bia (84,3%); chế độ ăn uống không hợp lý (79,1%), căng thẳng kéo dài (74,79%), hút thuốc lá (73,55%) và ít hoạt động thể lực (68,3%). Kết luận: Hơn 2/3 các đối tượng nghiên cứu xác định được các yếu tố nguy cơ chính và các thói quen nguy cơ gây đột quỵ não. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ đột quỵ quan trọng và thường gặp các đối tượng nghiên cứu chỉ nhận biết được ở mức độ thấp như: Đái tháo đường (53%), cơn thiếu máu não thoáng qua (49%), rối loạn lipid máu (9%). Chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao kiến thức về các yếu tố nguy cơ và các thói quen nguy cơ gây đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Article Details
References
2. Nguyễn Văn Triệu (2020) Dự phòng đột quỵ não. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
3. Nguyễn Văn Triệu (2022) Tăng huyết áp, dự phòng và điều trị. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
4. Paczkowska A et al (2021) Impact of patient knowledge on hypertension treatment adherence and efficacy: A single-centre study in Poland. International Journal of Medical Sciences 18: 852-860.
5. Huỳnh Văn Minh, Trần Văn Huy và cộng sự (2018) Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Hội Tim mạch học Việt Nam.
6. Greenlund KJ, Neff LJ, Zheng ZJ, Keenan NL, Giles WH, Ayala CA, Croft JB, Mensah GA (2003) Low public recognition of major stroke symptoms. Am J Prev Med 25(4): 315-319. doi: 10.1016/s0749-3797(03)00206-x.
7. Trần Hồng Nhung (2014) Kiến thức, thực hành phòng đột quỵ và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi phường Đức Giang quận Long Biên Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y tế Công cộng.
8. Lê Công Phước (2015) Kiến thức, thực hành phòng đột quỵ của bệnh nhân tăng huyết áp tại huyện Thanh Miện, Hải Dương. Đại học Y tế công cộng.
9. Abate AT, Bayu N, and Mariam T (2019) Hypertensive Patients’ Knowledge of Risk Factors and Warning Signs of Stroke at Felege Hiwot Referral Hospital, Northwest Ethiopia: A Cross-Sectional Study. Neurology Research International: 1-7.
10. Dar NZ, Khan SA, Ahmad A, Maqsood S (2019) Awareness of stroke and health-seeking practices among hypertensive patients in a Tertiary Care Hospital: A cross-sectional survey. Cureus 11(5): 4774-4774.
11. Ayodapo AO, Elegbede OT, Omosanya OE, Monsudi KF (2020) Patient Education and Medication Adherence among Hypertensives in a Tertiary Hospital, South Western Nigeria. Ethiop J Health Sci 30(2): 243-250.
12. Jones SP, Jenkinson AJ, Leathley MJ, Watkins CL (2010) Stroke knowledge and awareness: An integrative review of the evidence. Age Ageing 39(1): 11-22.
13. Melak AD, Wondimsigegn D, and Kifle ZD (2021) Knowledge, prevention practice and associated factors of stroke among hypertensive and diabetic patients - A systematic review. Risk management and healthcare policy 14: 3295-3310.